Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 67 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Quyết định số 6633/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang v/v thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng Tuyến đường Hòa Phước- Hòa Khương thuộc Hợp phần 3 Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng;

3.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất hồi đất

3.2.2.1. Đối tượng và điều kiện được đền bù về đất, tài sản gắn liền với đất

* Đối tượng và điều kiện được bồi thường về đất:

Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường [2]:

Người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ gồm: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nhưng được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì vẫn được bồi thường.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định trên nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.

Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp gồm: Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước; Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.

* Đối tượng và điều kiện được bồi thường thiệt hại về nhà và tài sản gồm có:

Chủ sở hữu nhà, kho tàng, công trình kiến trúc, cây cối và các tài sản khác (dưới đây gọi chung là tài sản) có giấy tờ hợp lệ (Sổ nghiệp chủ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy phép xây dựng) hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương về tài sản gắn liền với đất ở.

Tài sản gắn liền với đất vi phạm hành lang bảo vệ công trình, xây dựng sau thời điểm có thông báo quy hoạch chi tiết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không được bồi thường.

Tài sản gắn liền với đất do mua lại của Nhà nước, các đơn vị có chức năng kinh doanh nhà mà người mua đã nộp đủ tiền mua nhà; Tài sản do mua hóa giá nhà ở tập thể, thanh lý nhà xưởng, kho tàng của tổ chức đã hoàn tất thủ tục mua bán;Tài sản có nguồn gốc hợp pháp gắn liền với đất do thừa kế, cho, tặng, chuyển nhượng.

3.2.2.2. Quy định về giá đất, giá cây cối hoa màu, công trình tài sản trên đất bồi thường cho người bị thu hồi đất

* Đối với dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Giá bồi thường về đất [19] thể hiện ở Bảng 3.7. như sau:

Bảng 3.7. Giá bồi thường về đất dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Đơn vị tính: nghìn đồng/m2

Tuyến đường Đất ở Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản Xã Hòa Liên Đường rộng từ 5m trở lên 204 28 11 13 Đường rộng từ 3.5 đến dưới 5m 156 28 11 13 Đường rộng từ 2m đến dưới 3.5m 102 28 11 13 Đường rộng dưới 2m 88 28 11 13 Xã Hòa Ninh Đường rộng từ 5m trở lên 96 28 11 13 Đường rộng từ 3.5 đến dưới 5m 72 28 11 13 Đường rộng từ 2m đến dưới 3.5m 48 28 11 13 Đường rộng dưới 2m 40 28 11 13 Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, 2009.

Quy định về bồi thường đất rừng [24]:

Bảng 3.8. Quy định về bồi thường đất rừng dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Điều kiện bồi thường Đơn giá (đồng/m2)

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có hộ khẩu tại

nơi giải tỏa 4.500

Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có hộ

khẩu tại nơi giải tỏa 3.500

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có hộ

khẩu tại nơi giải tỏa 2.400

Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có

hộ khẩu tại nơi giải tỏa 1.400

Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, 2012

* Đối với dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương: * Đơn giá bồi thường đối với đất ở [31].

Bảng 3.9. Đơn giá bồi thường đất ở dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Tuyến đường Xã Hòa Tiến Xã Hòa Châu Xã Hòa Phước Xã Hòa Khương

Quốc lộ 1A / 1.800 / Đường ĐT 605 2.100 / / / Đường 409 / 450 649 / Đoạn từ Quốc lộ 14B đi La Châu / / / 480 Đường rộng từ 5m trở lên 360 520 440 360 Đường rộng từ 3.5 đến dưới 5m 300 360 360 240 Đường rộng từ 2m đến dưới 3.5m 240 280 280 180 Đường rộng dưới 2m 182 195 182 182 Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, 2015

* Đơn giá đất trồng cây hàng năm, đất trồng lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản [28]:

Bảng 3.10. Đơn giá đất trồng cây hàng năm, đất trồng lâu năm, đất nuôi trồng thủy

sản dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2 Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản Vị trí 1 70 35 40 Vị trí 2 56 28 33 Vị trí 3 43 21 27 Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, 2014

* Quy định về bồi thường đất rừng đối với các hộ trực tiếp sản xuất từ trước ngày 01/7/2004 [34]

Bảng 3.11. Đơn giá đất rừng sản xuất dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Điều kiện bồi thường Đơn giá (đồng/m2 )

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc; Có Quyết định giao đất; Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có hộ khẩu tại nơi giải tỏa

10.000

Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

không có hộ khẩu tại địa phương 6.000

Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, 2015

3.2.2.3. Các chính sách hỗ trợ

Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, kể cả đất vườn, ao (trừ đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng; đất 5%, đất UBND phường, xã quản lý giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng) mức 8.000 đồng/m², nhưng diện tích hỗ trợ tối đa không quá 4.000m²/hộ.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất:

+ Đối với đất trồng cây hàng năm được hỗ trợ bằng 1,5 (một phẩy năm) lần giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm nhưng diện tích hỗ trợ tối đa không quá 4.000m² /hộ.

+ Đối với đất trồng cây lâu năm: 3.500 (Ba ngàn năm trăm) đồng/m². + Đối với đất nuôi trồng thủy sản: 150 đồng/m2.

Hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ già yếu neo đơn, hộ khó khăn đột xuất: Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng kiểm tra cụ thể và đề xuất UBND thành phố xem xét quyết định mức hỗ trợ.

Nhận xét: Chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và ổn định đời sống của thành phố Đà Nẵng nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng còn thấp. Thực tế, đối tượng bị thu hồi đất là nông dân thường có trình độ học vấn kém, chậm thay đổi nên rất khó để chuyển đổi ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, mức hỗ trợ như trên là quá thấp, đặc biệt, mức hỗ trợ đối với các hộ nuôi trồng thủy sản chỉ 150 đồng/m2. Về vấn đề này, UBND huyện Hòa Vang đã nhiều lần đề nghị sửa đổi quy định nay nhưng UBND thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có văn bản trả lời.

3.2.2.4. Quy định về tái định cư

* Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng Quy định hạn mức bố trí tái định cư

- Hộ có diện tích đất ở thu hồi nhỏ hơn 400m2 hoặc tổng giá trị bồi thường nhỏ hơn 100 triệu đồng được bố trí 01 lô đất tái định cư khoảng 100m2

đường 5,5m.

- Hộ có diện tích thu đất ở hồi từ 400m2 đến 800m2 hoặc có giá trị bồi thường từ 100 triệu đồng trở lên được bố trí 01 lô đất tái định cư (mỗi lô khoảng 300m2 ) đường 5,5m.

- Hộ có diện tích thu đất ở hồi từ 800m2 trở lên hoặc có giá trị bồi thường từ 100 triệu đồng trở lên được bố trí 02 lô đất tái định cư (mỗi lô khoảng 300m2 ) đường 5,5m.

- Bố trí đất tái định cư tại Khu dân cư Hoà Liên 4 hoặc Khu dân cư Hoà Liên 2. Riêng các hộ giải toả tại xã Hoà Ninh có đủ điều kiện bố trí đất tái định cư thì được bố trí đất tái định cư tại Khu số 1 ĐT 602.

Nhận xét:

Do đặc thù đây là khu vực trung du, đồi núi nên diện tích sử dụng của mỗi hộ thường lớn, có hộ cả ba hoặc bốn nghìn mét vuông đất ở và đất khuôn viên, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, điện nước, giao thông… còn chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, quỹ đất tái định cư của huyện cũng như thành phố còn hạn chế nên quy định hạn mức đất bị thu hồi được tái định cư còn lớn, diện tích thu hồi dưới 400m2

chỉ được tái định cư một lô đường 5.5m nhưng diện tích đất tái định cư chỉ 100m2. Đây là quy định gây nhiều thiệt thòi cho người dân dẫn đến công tác vận động bàn giao mặt bằng của Hội đồng BTTH và GPMB cũng khó khăn.

Quy định về giá đất tái định cư [33] :

Bảng 3.12. Giá đất tái định cư đối với các hộ bị thu hồi thuộc dự án Khu Công nghệ

cao Đà Nẵng

Khu dân cư, loại đường Đơn giá (nghìn đồng/m2 ) Khu tái định cư Hòa Liên 2

Đường ĐT 601 300

Đường 5,5m 189

Đường 7,5m 270

Khu tái định cư Hòa Liên 4

Đường 5,5m, mặt cắt (3-5,5-3)m 196

Đường 5,5m, mặt cắt (3,75-4-3,75)m 176

Đường 7,5m, mặt cắt (4-7,5-4)m 295

Khu số 1 – ĐT 602

Mặt tiền ĐT 602 (đoạn từ đèo Ông Gấm đến

UBND xã Hòa Ninh) 416

Mặt tiền ĐT 602 (đoạn từ đèo UBND xã Hòa Ninh

đến nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Ninh) 374

Mặt tiền 5,5m (đoạn từ đèo Ông Gấm đến UBND

xã Hòa Ninh) 175

Mặt tiền 5,5m (đoạn từ đèo UBND xã Hòa Ninh

đến nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Ninh) 157

Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng, 2012

Như vậy, với đặc thù dự án đi qua 2 xã Hòa Ninh và Hòa Liên, UBND thành phố Đà Nẵng đã quy hoạch các khu tái định cư khác nhau ở mỗi xã để đảm bảo các hộ thuộc diện GPMB không phải rời xa khu vực mình đã sinh sống, đảm bảo người dân được tiếp tục canh tác nông nghiệp và sinh sống một cách thuận lợi. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư tiện nghi hơn, khang trang hơn dẫn đến giá đất tái định cư còn cao hơn nhiều so với giá đất được bồi thường ở nơi ở cũ, nhiều trường hợp không đủ tiền nộp tiền sử dụng đất, không thể xây dựng nhà ở.

* Dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Địa bàn xã Hòa Phước

- Vị trí đất tái định cư:Khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ

Bảng 3.13. Phương án tái định cư đối với các hộ bị thu hồi đất ở và đất khuôn viên tại

xã Hòa Phước

Đất tái định cư Không 01 lô phụ, đường 5,5m 01 lô chính, đường 5,5m 01 lô chính, đường 7,5m 01 lô chính và 01 lô phụ đường 5,5m Trường hợp hộ giải tỏa thu

hồi hết diện tích (S)

75<S 75≤ S <100 100≤ S <250 250≤ S < 350 350≤ S <400

Trường hợp hộ giải tỏa thu hồi một phần diện

tích (S)

100<S 100≤ S <150 150≤ S <300 300≤ S < 350 /

Nguồn: UBND thành phố, 2015 [35]

Địa bàn xã Hòa Châu

Bảng 3.14. Phương án TĐC đối với các hộ bị thu hồi đất ở và đất khuôn viên tại xã

Hòa Châu Đất tái định cư Không 01 lô phụ, đường 5,5m 01 lô chính, đường 5,5m 01 lô chính, đường 7,5m 01 lô chính và 01 lô phụ đường 5,5m Trường hợp thu hồi hết diện tích (S) (m2) 75<S 75≤ S <100 100≤ S <250 250≤ S < 350 350≤ S <400 Trường hợp thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 67 - 78)