Phương pháp so sánh, đối chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế họach của một cá nhân hay tổ chức muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai giai đoạn khác nhau.

2.3.5. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra

Đây là phương pháp sử dụng các phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để phân tích sự ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề đánh giá và đề xuất các hướng giải quyết.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Toàn huyện Hòa Vang bao gồm 11 xã: Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Phú, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Phước với tổng diện tích tự nhiên là 73.315,7 ha [16].

Nằm cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 7km, huyện bao bọc thành một vòng cung rộng lớn về phía Tây nội thị, có tọa độ địa lý trải dài từ 15055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ 1080 49' đến 108014' kinh độ Đông và có vị trí địa lý tiếp giáp:

- Phía Đông giáp: quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn;

- Phía Tây giáp: huyện Đông Giang, Tây Giang tỉnh Quảng Nam;

- Phía Nam giáp: huyện Điện Bàn và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam;

- Phía Bắc giáp: quận Liên Chiểu và tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Hòa Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng trên cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, bị chia cắt theo hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia ra các dạng địa hình sau:

* Vùng núi: Hình thành từ các quá trình kiến tạo địa chất, tạo thành các dãy núi cao từ 200 đến 1478m (dãy Bà Nà), tập trung ở các xã hướng Tây của huyện gồm các xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Liên, ở những khu vực này cũng có những bãi bằng trước núi và những đồng bằng ven sông tương đối nhỏ do quá trình bào mòn các dãy núi tạo hiện tượng sườn tích hình thành.

* Vùng trung du: Một mặt được hình thành các quá trình tạo núi ảnh hưởng của các dãy núi phía Tây, đồng thời do tác động của quá trình sườn tích và quá trình bồi tích đã hình thành khu vực này đặc trung cho vùng trung du bán sơn địa có cao độ đến 100m, bao gồm những đồi núi tương đối thấp và các đồng bằng trước núi với diện tích nhỏ. Đặc trưng vùng này thuộc các xã Hòa Sơn, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong.

* Vùng đồng bằng: Do tác động của các quá trình bồi tích, trầm tích từ các sông bắt nguồn từ các dãy núi phía tây của huyện và phía tây của khu vực tỉnh Quảng Nam, cao độ trung bình của khu vực này từ 2 đến 10m, tập trung ở các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước.

Với địa hình đa dạng và phong phú vùng đồng bằng phía đông là nơi tập trung vùng đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước, trồng cây hàng năm. Phía tây gồm các xã miền núi, nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng về môi trường sinh thái của huyện và thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu

Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.30C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, thể hiện trong Biểu đồ 3.1. như sau:

Hình 3.2. Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa huyện Hòa Vang năm 2014

Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Vang, 2014[15]

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình khoảng 85-87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 76-77%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên có những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.

Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6; trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng.

3.1.1.4. Thủy văn

* Nước mặt:

Huyện Hòa Vang có 2 sông chính là sông Cu Đê và sông Cẩm Lệ.

- Sông Cu Đê: Bắt nguồn từ đầu dãy núi Bạch Mã, sông chính có chiều dài 38 km. Ở thượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tổng diện tích lưu vực là 426 km2. Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0.6 tỷ m3

.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại huyện Hòa Vang năm 2014

0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Nhiệt độ (0C) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Lượng mưa (mm)

- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của 2 sông là Túy Loan và sông Yên, có chiều dài 12 km. Sông Túy loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sông Yên là hạ lưu sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia.

Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Tuy nhiên do gần biển nên phần hạ lưu sông Cu Đê vào các tháng 5-6 thường có độ mặn giao động từ 1 - 5% làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của nhân dân.

* Nước ngầm:

Huyện Hòa Vang được đánh giá là một huyện có nguồn nước ngầm lớn, đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Song hiện một số xã đang có nguy cơ thiếu nước trong mùa nắng do tình trạng khai thác rừng bừa bãi.

Đặc biệt, nguồn nước khoáng nóng tại thôn Phước Sơn, Hòa Khương đã được khai thác, đưa vào hoạt động từ 29/8/2011; nước nóng tại khu vực suối Đôi, Hòa Phú góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Đà Nẵng.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.315,7 ha [16]. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.

Bảng 3.1. Cơ cấu tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng huyện Hòa Vang

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp 63.096,8 86,06

Đất phi nông nghiệp 9.663,4 13,18

Đất chưa sử dụng 555,5 0,76

Tổng 73.315,7 100.00

Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2015 [16].

Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 98.77% cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao. Thu nhập thuần trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ ha. Đối với lâm nghiệp, theo ước tính, chỉ số này chỉ vào khoảng 2 triệu đồng/ ha rừng sản xuất.

* Tài nguyên rừng

Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một trong các thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 57.030,84 ha chiếm 90,39% so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất là 19.472,65 ha, tập trung chủ yếu ở Hoà Bắc, Hoà Ninh và Hoà Phú, đất rừng phòng hộ là 8565,42 ha, đất rừng đặc dụng là 28.992,77 ha, thuộc địa bàn các xã Hoà Ninh và Hoà Bắc [16].

Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hoà Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ môi trường của rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, các tài nguyên động thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực Bà Nà - Núi Chúa.

Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hoà Vang có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngoài vai trò phòng hộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.

* Tài nguyên khoáng sản

Ngoài các khoáng sản kim loại như vonfram ở Nà Hoa, thạch anh hồng ở khu rừng phòng hộ Bà Nà - Hòa Ninh, thiếc ở Đồng Nghệ (Hòa Khương), mỏ vàng ở Khe Đương xã Hòa Bắc. Nguồn tài nguyên chủ yếu của huyện là khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường như đất đồi, đất sét, cát sỏi sông.

* Nguyên liệu đất sét: Chủ yếu tập trung tại xã Hòa Khương (mỏ sét Phú Sơn, mỏ sét Phước Sơn, mỏ Đồng Nghệ), xã Hòa Phú (thôn An Châu), xã Hòa Phong (thôn Nam Thành), xã Hòa Bắc (mỏ Nam Yên)…

Theo số liệu điều tra của Viện Địa chất và môi trường đánh giá: Địa bàn huyện Hòa Vang về trữ lượng cấp đất sét p2 = 20.000.000m3. Tổng diện tích: 35km2, chiều dày trung bình: 1,5m.

* Đá xây dựng: Phân bố tập trung ở các xã Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Sơn. Chủ yếu đá granit thuộc loại đá cứng đảm bảo chỉ tiêu vật liệu xây dựng chất lượng cao. Hiện nay trên địa bàn đã có 46 giấp phép khai thác mỏ với diện tích khai thác là 354 ha do UBND Thành phố cấp.

* Cát xây dựng: Phân bố chủ yếu ở lòng sông, các bãi bồi trên 2 nhánh sông Cu Đê và sông Tuý Loan. Tiềm năng trữ lượng tự nhiên ước tính:

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước: Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.

Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang được Công ty Cổ phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn đầu tư xây dựng. Trước mắt Công ty này đang khảo sát để triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sông Hương – Luông Đông tại xã Hoà Phú với tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ đồng) và cụm dự án thuỷ điện sông Nam - sông Bắc tại xã Hoà Bắc với tổng công suất dự kiến 12 MW (tổng vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).

* Tài nguyên du lịch và nhân văn

Với địa hình đa dạng gồm miền núi, trung du, đồng bằng nên huyện Hòa Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà - Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đôi (Hoà Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tự nhiên như Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ở Hoà Sơn có thể cải tạo thành các công viên du lịch mặt nước; Khu vực Bàu Tràm, xã Hoà Phong và một số hồ chứa nước khác.

Ngoài ra, huyện còn được thiên nhiên ưu ái với nguồn suối nước khoáng nóng tại thôn Phước Sơn, Hòa Khương đã được khai thác, đưa vào hoạt động từ 29/8/2011, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Toàn huyện có 5 di tích lịch sử cấp Quốc gia (Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bồ Bản, Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Túy Loan, Nhà thờ Chi phái tộc Quá Giáng, lăng mộ danh nhân Đỗ Thúc Thịnh và bia Ông Ích Đường) và 21 di tích lịch sử cấp Thành phố đã thu hút nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.

Trong thời gian tới, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến, tạo nguồn thu rất lớn cho huyện và cả thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng như tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Vấn đề môi trường luôn được UBND huyện Hòa Vang quan tâm giải quyết nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mang lại bộ mặt môi trường xanh sạch đẹp trên địa bàn huyện.

Bằng nhiều hoạt động tuyên truyền diễn ra thường xuyên trong các đợt lễ hưởng ứng về môi trường đã thu hút sự tham gia nhiều đơn vị địa phương, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân đã góp phần đem lại cảnh quan sạch đẹp trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện đã lắp đặt được 500 thùng thu gom rác, giải quyết cơ bản những điểm nóng về rác thải.

Trong năm 2014, huyện Hòa Vang đã không còn các cơ sở sản xuất gạch theo phương pháp thủ công. Toàn huyện có 867 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó 270 cơ sở đạt tiêu chuẩn về môi trường (chiếm tỷ lệ 31%)

Tổng số hộ được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện (thống kê đến tháng 6 năm 2015): 29.998/32.730 hộ; chiếm tỉ lệ 91.7% [4].

Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường không khí và nước do hoạt động của các đơn vị khai thác cát sạn, chế biến đá chẻ trên địa bàn huyện vẫn là điểm nóng về môi trường hiện nay.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Hòa Vang, được sự giúp đỡ của các ngành, nỗ lực của nhân dân, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện, trong đó giá trị sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường phát triển kinh tế của đất nước. Theo đó, nền kinh tế huyện cũng phát triển theo hướng tăng dần tỉ lệ ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại, dịch vụ, giảm dần tỉ lệ ngành Nông, lâm, thủy sản trong tổng giá trị sản xuất của huyện.

Tuy nhiên, là một huyện ngoại thành, đóng vai trò là vựa lúa cung cấp một phần lương thực và hàng nông sản cho toàn thành phố nên ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh nhưng dưới sự chỉ đạo thống nhất từ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)