3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.5. Giải pháp về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và phù hợp với thực tiễn, đúng pháp luật; giải quyết hài hoà lợi ích của người dân có đất bị thu hồi cũng như lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước nhằm hạn chế thấp nhất vấn đề khiếu nại, khiếu kiện của người dân. Công tác bố trí tái định cư và giải quyết việc làm cho người dân phải được thực hiện đồng bộ; các khu tái định cư phải đạt yêu cầu nhằm tạo lập cuộc sống mới cho người dân thuộc diện di dời; nơi ở mới phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, có đất sản xuất để ổn định cuộc sống; việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp phải phù hợp với từng hộ gia đình, cá nhân và độ tuổi. Để thực hiện được mục tiêu này, cần phải:
- Đối với những dự án lớn quan trọng thì xem xét thành lập một tổ công tác từ huyện đến xã, thị trấn để theo dõi, nắm tình hình, tham mưu giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án.
- Khi thành lập Hội đồng Bồi thường, ngoài các thành phần theo quy định, thì tùy theo đặc điểm, tình hình của dự án để bổ sung thêm một số thành phần tham gia làm thành viên của Hội đồng, với mục đích cùng giám sát và phối hợp tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quá trình thực hiện công tác bồi thường để nhân dân hiểu rõ mục đích của việc thu hồi đất, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi Nhà nước thực hiện giải tỏa và tự giác chấp hành.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức phát triển quỹ đất vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện công tác bồi thường, thu hồiđất về các kỹ năng như: xử lý tình huống, tiếp xúc dân, vận động, kiến thức pháp lý…. để nâng cao chất lượng thu thập hồ sơ, xây dựng phương án, giải quyết đơn thư của dự án để đáp ứng nhu cầu công việc.
- Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ khi triển khai công tác lập quy hoạch, công bố công khai quy hoạch, công khai phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Qua đó, nắm bắt nguyện vọng liên quan
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân để kịp thời kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Kịp thời điều chỉnh và vận dụng linh hoạt các chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với tình hình thực tế, để tạo sự đồng thuận của đa số nhân dân và đây được xem là điều kiện then chốt để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một cách có hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Ban giải phóng mặt bằng huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và các tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với UBND các xã, nhất là trong công tác kiểm kê lập phương án bồi thường, hạn chế thấp nhất việc sai sót trong quá trình kiểm kê, áp giá bồi thường.