CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

* Về chếđộ sở hữu đất đai:

Hiện nay, mặc dù quy định của các quốc gia trên thế giới không giống nhau,

nhưng tựu trung có các hình thức cơ bản: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư

nhân, sở hữu toàn dân... Pháp luật Trung Quốc quy định hai hình thức sở hữu đối với

đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Pháp luật Singapore có thừa nhận chếđộ

sở hữu tư nhân đối với đất đai, nhưng có đến 90% diện tích đất thuộc sở hữu nhà

nước[49], [50]. Còn hệ thống pháp luật các nước như Mỹ, Đức, Nhật, Nga..., khác với pháp luật Việt Nam và Trung Quốc, đều thừa nhận tư nhân là một trong các hình thức sở hữu đất đai[49].

* Về chếđộ sử dụng đất đai:

Việc mua bán ruộng đất vềpháp lý được hiểu là mua bán quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu tư và trở thành hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, chỉ

khác với thịtrường khác ở chỗsau khi đạt được thỏa thuận ký được hợp đồng mua bán thì các bên phải tiến hành đăng ký về biến động của bất động sản với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Do nhu cầu của phát triển (tách thửa, gộp thửa, đổi chủ...) mà thị trường này ngày càng sôi động, sử dụng nhiều hình thức khác nhau, như đấu thầu, đấu giá... Hình thức cho thuê đất cũng được áp dụng ngày càng phổ biến, nhất là ở các

nước châu Á đang trong quá trình công nghiệp hóa, phân công lại lao động xã hội. Vì thế, sở hữu ruộng đất không còn nhiều ý nghĩa trên thực tế. Điều làm mọi người quan

tâm hơn là những lợi ích kinh tếthu được khi đầu tư vào đất đai và những quyền phụ

thuộc mà người đầu tư có được; vềlâu dài đó là lợi nhuận ổn định và khảnăng tránh được rủi ro của đồng vốn kinh doanh vào đất đai [48].

* Về vấn đề quốc hữu hóa và tập trung đất:

- Vấn đề quốc hữu hóa: Kết quả của những cuộc cách mạng ởcác nước châu Âu và các cuộc cải cách ruộng đất ở các nước châu Á đã hình thành nên một hệ thống về

chếđộ sở hữu, sử dụng đất đai rất đa dạng hiện nay trên thế giới.

- Tập trung ruộng đất: Khái niệm về “tích tụ” và “tập trung” được dùng để mô tả

sự lớn lên của quy mô tư bản cá biệt. Theo C. Mác, “tích tụtư bản” là sựtăng lên của

tư bản cá biệt bằng cách chuyển một phần giá trị thặng dư thành tư bản làm cho tư bản xã hội cũng tăng lên; còn “tập trung tư bản” chỉ là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất các tư bản đã có. Áp dụng những khái niệm này vào đất đai, thì trên mặt bằng của toàn bộ một nền kinh tế sẽ không có khái niệm tích tụ ruộng đất mà chỉ có khái niệm tập trung ruộng đất vì suy cho cùng, việc tập trung này không làm cho tổng quỹđất xã hội tăng lên (vẫn là đất thì chia thành mảnh nhỏ hoặc tập trung lại thành mảnh to) [48].

Như vậy, từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của chếđộ sở hữu đất đai, có thể nói: quyền sở hữu đất đai có tính độc lập tương đối với quyền chiếm hữu (trong đó trước hết là quyền sử dụng) và vì vậy người sử dụng đất đai vẫn thực hiện được lợi ích kinh tế của mình khi đầu tư vào đất đai bất luận là chếđộ sở hữu nào; quyền sở hữu tư nhân

vềđất đai dẫn tới độc quyền kinh doanh và do đó cản trở việc giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, từđó làm giảm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế; chếđộ sở hữu vềđất đai mang tính đa dạng bởi được quyết định trên các cơ sở của những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử phù hợp đối với từng quốc gia nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)