ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 44)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Biên Hòa có diện tích tự nhiên là 26.352,1ha, là thành phố tỉnh lỵ

của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Thành phố Biên Hòa là đô thị

loại 1, và là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất trên cả nước với 1 triệu

người. Thành phố Biên Hòa nằm trong vùng kinh tế tam giác vàng phía Nam, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành phố Vũng Tàu 90km.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu - Phía Đông giáp huyện Trảng Bom - Phía Nam giáp huyện Long Thành

-Phía Tây giáp thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai hiền hòa chảy qua, đồng thời tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thủy nối liền các tỉnh phía Tây và phía Nam. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các khu công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hóa, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự

liên kết giữa các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Biên Hòa phức tạp và đa dạng: đồng bằng, chuyển tiếp giữa

đồng bằng và trung du. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam và từĐông qua Tây. Khu

vực phía Đông và Bắc thành phố, địa hình có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều, nghiêng dần vềphía sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Cao độ lớn nhất là 75m, cao độ

thấp nhất là 2m. Vềmùa mưa lũ tràn từ Bắc xuống Nam và từĐông sang Tây Nam.

Khu vực phía Tây và Tây Nam chủ yếu là đồng bằng. Ven bờ phải sông Đồng Nai là vùng ruộng vườn xen lẫn nhiều ao hồ do lấy đất làm gạch, gốm.

Cao độ tự nhiên trung bình 1 - 2m. Khu vực cù lao có cao độ thấp từ 0,5 - 0,8m, hầu hết là ruộng vườn xen lẫn khu dân cư. Khu vực trung tâm Thành phố Biên Hòa có

cao độ trung bình từ 2 - 10m, mật độ xây dựng dày đặc.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Biên Hòa nằm trong khu vực khí hậu tỉnh Đồng Nai là khí hậu nhiệt

đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa

nhiều. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từtháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam. Gió

thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 30-40%. Gió thịnh hành vào

mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 66%. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, gió mạnh nhất là 22,6 m/s, đổi chiều theo mùa.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của Thành phố tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của

người dân.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, nhân khẩu học và thành phần dân tộc

Theo thống kê năm 2017, dân số thành phố là 828.295người, mật độ dân số là

3.608 người/km². Nguyên nhân của sựgia tăng dân số thành phố là do sốdân di cư rất lớn từcác nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cư thành phố

Biên Hòa gồm 23 dân tộc khác nhau có nguồn gốc từ 63 tỉnh thành trong cảnước. Dân số phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ

yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thểnói dân cư thành phố Biên Hòa quá

đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập trung ở đây rất đông và khó

kiểm soát. Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam.

Bảng 3.1. Phân bố dân sốtrên địa bàn thành phố Biên Hòa

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số (người) 1 Phường An Bình 82,11 48.117 2 Phường Bình Đa 3,08 19.000 3 Phường Bửu Hòa 78,72 19.372 4 Phường Bửu Long 575,58 24.889 5 Xã Hiệp Hòa 697,70 12.433 6 Phường Hố Nai 388,52 31.586 7 Xã Hóa An 684,95 28.968 8 Phường Hòa Bình 54,34 9.574 9 Phương Long Bình 3.500,36 86.976

10 Phường Long Bình Tân 1.144,39 45.222

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số (người) 12 Phường Quyết Thắng 142,38 19.214 13 Phường Tam Hiệp 217,69 33.424

14 Phường Tam Hòa 121,54 17.851

15 Phường Tân Biên 614,17 36.034

16 Xã Tân Hạnh 606,08 8.972

17 Phường Tân Hiệp 346,88 28.597

18 Phường Tân Hòa 401,53 39.982

19 Phường Tân Mai 136,80 20.101

20 Phường Tân Phong 1.686,16 42.031

21 Phường Tân Tiến 131,34 18.286 22 Phường Tân Vạn 443,91 14.086 23 Phường Thanh Bình 36,26 5.360 24 Phường Thống Nhất 342,54 22.786 25 Phường Trảng Dài 1.446,01 55.189 26 Phường Trung Dũng 80,75 23.757 27 Xã An Hòa 921,42 18.337 28 Xã Long Hưng 1.159,28 5.900 29 Xã Phước Tân 4.276,47 39.325 30 Xã Tam Phước 4.510,24 35.708 Tổng cộng 26.352,14 828.295

Hiện nay, tỷ lệtăng dân sốhàng năm là 1,2 %. Thành phố Biên Hòa có cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi có dạng hình cây thông, sốngười dưới tuổi lao động cao. Theo số

liệu thống kê cho thấy qui mô tăng dân số chủ yếu là do hai yếu tố: - Tăng tự nhiên.

Tăng cơ học (tăng cơ học chủ yếu là do dân các tỉnh và huyện di cư đến).

Trong đó, tăng cơ học chiếm phần lớn do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và sự phát triển của hoạt động công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Việc gia tăng dân

sốđã làm phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết như giao thông, nhà ở, y tế, giáo dục, an ninh trật tự…

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển của các ngành

Theo đánh giá từ phòng Kinh tế, phòng Tài chính và Kế hoạch thành phố, đầu

năm 2014 thành phốcó 50 đơn vị kinh tế tập thể. Trong đó có 39 HTX và 11 Quỹ tính dụng nhân dân. Trước tình hình kinh tế khó khăn, HTX bốc xếp Hòa Bình đã tự

nguyện giải thể. Hiện thành phố còn 38 HTX và 11 quỹ tín dụng nhân dân. Trong số này, lao động thường xuyên trong các mô hình hợp tác xã là trên 01 ngàn người, giảm

67 người so với năm 2015. Số lao động trực tiếp trong các HTX trên, có 549 người

đồng thời là các xã viên HTX. Thu nhập bình quân đạt từ 800 ngàn đến trên 07 triệu

đồng/ người/tháng.

Tăng trưởng kinh tế liên tục gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng giá trị

sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và doanh thu dịch vụ năm 2016 là 4.713,507 tỉ đồng, tốc độtăng trưởng bình quân hàng năm là 18,51%. Tổng số vốn đầu tư phát triển

đến năm 2016 đạt 937,6 tỷđồng, tăng 15,2% so với năm 2015, với 1.193 doanh nghiệp và 1.176 hộ cá thể. Trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về công nghiệp

và đô thị hóa của thành phố Biên Hòa cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng lớn. Tuy nhiên quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn đã được lấy đi một phần diện tích đất nông nghiệp và nhường chỗ cho phát triển công nghiệp và đô thị. Cụ thể tình hình phát triển của các ngành như sau:

+ Đối với ngành nông nghiệp: Trong những năm qua do việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, ngành nông nghiệp đã giảm dần tỷ

trọng và có xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Tốc độtăng trưởng bình quân

năm 2012 - 2016 giảm 5,8%/năm.

- Ngành nông, lâm ngư nghiệp chiếm 1% trong cơ cấu GDP; tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm từ 6-7%/năm.

-Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển cây ăn trái

-Kiểm soát các cơ sởchăn nuôi trên địa bàn thành phố; di dời các cơ sở chăn

nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông Đồng Nai

theo đúng quy hoạch, tránh ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ môi trường, cảnh quan lâm trường Biên Hòa. Tăng cường trồng cây xanh tập trung theo quy hoạch và trồng cây xanh

phân tán trên đường phố, hộgia đình tạo cảnh quan bóng mát cho đô thị.

+ Đối với ngành công nghiệp xây dựng

- Giai đoạn 2011 - 2015 Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng bình quân

tương đối ổn định và khá cao, bình quân 15,1%/năm. Tuy nhiên so với công nghiệp toàn tỉnh thì GDP công nghiệp giai đoạn này tăng trưởng thấp hơn (toàn tỉnh tăng bình

quân 16,3%/năm). Điều này cho thấy nhưng năm vừa qua công nghiệp trên địa bàn thành phốtăng trưởng có xu hướng chậm lại so với các địa phương khác là do giá thuê đất cao hơn và có sự chọn lựa ngành nghề, dựán đầu tư vào địa bàn thành phố. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2015 - 2020 là:

-Phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

-Tập trung phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao, ít ô nhiễm; ngành nghề

truyền thống, có lợi thếso sánh: điện, điện tử; công nghệ thông tin; gốm mỹ nghệ; vật liệu xây dựng; chế biến nông sản thực phẩm; cơ khí phục vụ xây dựng dân dụng; công nghiệp phụ trợ; ưu tiên ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phát triển các khu và cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

+ Khu công nghiệp: Gồm 5 khu công nghiệp là Biên Hòa 1 (335 ha), Biên Hòa 2 (365 ha), Amata (760 ha), Lotecco (100 ha đã quy hoạch và diện tích lấp đầy đạt khoảng 85% diện tích dùng cho thuê; diện tích đang đề nghị dự kiến mở rộng khoảng 100 ha), khu công nghiệp Tam Phước (323,18 ha).

+ Phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngoài các cụm công nghiệp hiện hữu, tiến hành quy hoạch 4 cụm công nghiệp: gốm Tân Hạnh, gỗ Tân Hòa

và cụm công nghiệp Long Bình, cụm công nghiệp dốc 47.

+ Đối với ngành thương mại - dịch vụ - du lịch: Tăng trưởng bình quân cả giai

đoạn 2010 đến 2015 là 14,9%/năm, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch đã có những

bước phát triển khá mạnh. Điều này cho thấy tín hiệu khởi sắc của khu vực dịch vụ của thành phố Biên Hòa trong thời gian tới. Nhiều hoạt động dịch vụ chất lượng cao như

ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông đã có bước phát triển nhanh chóng. Sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế đã theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Biên Hòa và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát tiển kinh tế của thành phố Biên Hòa. Trong giai đoạn tới 2015 - 2020 cần tập trung phát triển:

- Tăng bình quân tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố giai

đoạn giai đoạn 2015 - 2020 là 17,7%/năm.

- Tập trung phát triển lĩnh vực mũi nhọn, đột phá theo thứ tựưu tiên như: dịch vụ nhà ở, kinh doanh bất động sản; mạng lưới chợ, siêu thịvà Trung tâm thương mại; dịch vụ vận tải công cộng; dịch vụ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, y tế kỹ thuật cao; công nghệ thông tin, nhất là phần mềm; dịch vụ tài chính; du lịch sinh thái, văn hóa lễ hội gắn với nâng cấp một số nhà hàng, khách sạn ven sông.

-Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại; Mở rộng quan hệ và tham gia các tổ chức mậu dịch quốc tếđể nắm các thông tin kinh tếđối ngoại, tìm kiếm thịtrường

thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

-Về nhập khẩu: tập trung nhập các loại máy móc, thiết bị và nguyên liệu cần thiết phục vụ cho sản xuất.

-Phát triển mạnh dịch vụ du lịch để phục vụđời sống đô thị; kêu gọi đầu tư xây

dựng, nâng cấp để khai thác các danh lam thắng cảnh như khu du lịch Bửu Long - Văn

miếu Trấn Biên, làng bưởi Tân Triều, Cù lao Phố (xã Hiệp Hòa), Cù lao Ba Xê, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông, đáp ứng yêu cầu nghỉngơi cho du khách trong và ngoài nước.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật

- Hệ thống giao thông: Các dự án đang được đầu tư và xây dựng như: Cao Tốc Biên Hòa-Vũng Tàu; đường Hương Lộ 2 (nối Ngã 4 Vũng Tàu và trung tâm thành phố

với Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây), các cầu bắc qua Cù lao Phố

(cù lao Hiệp Hòa): cầu An Hảo, cầu Thống Nhất,..; bờ kè và đường ven sông Đồng Nai - đường Trần Phú và các dự án sắp và đã hoàn thành như: cầu Hóa An mới; đường Quốc lộ 1A tuyến tránh thành phố Biên Hòa; mở rộng và giải tỏa giao thông tại ngã

Tư Vũng Tàu, ngã Tư Tam Hiệp, ngã Tư Amata, Ngã tư Cầu Mới, ngã tư vòng xoay Hóa An, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 51, nút giao Tân Vạn,...

Hiện tại, thành phố Biên Hòa có những cây cầu đã hoàn thành việc xây mới và cải tạo như: Cầu Đồng Nai mới, cầu Đồng Nai cũ, Cầu Hóa An mới, cầu Hóa An cũ,

cầu Bửu Hòa, cầu Hiệp Hòa và hiện đang tiếp tục đầu tư mới và cải tảo các cầu: cầu An Hảo (xây mới, cửa ngõ vào thành phố), cầu Thống Nhất (xây mới, kết nối trung tâm Hành chính chính trị thành phố với Cù lao Hiệp Hòa), cầu Suối Linh (Quốc lộ

1A), 5 cây cầu trong dựán đường Trần Phú,...

Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang được đầu tư, nghiên cứu và xây dựng, dự kiến nếu dự án hoàn thành thì từ Biên Hòa đi Sân bay Long Thành và

thành phố Vũng Tàu sẽđược rút ngắn về thời gian và khoảng cách, cũng như sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51.

Ngoài ra còn có các tuyến đường có ý nghĩa lớn, liên kết thành phố Biên Hòa với các địa phương khác như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 51…

- Hệ thống giáo dục - đào tạo: Tổng kết năm học 2013-2014 cho thấy Bậc tiểu học có 9.961/9.961 học sinh 11 tuổi hoàn thành bậc tiểu học (đạt 100%); Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là: 9.438/9.601 (đạt 98,30%); Học sinh tốt nghiệp trung học phổthông đạt 99,47%; Học sinh tốt nghiệp bổtúc THPT đạt 84.04%.

- Hệ thống y tế: Toàn thành phố Biên Hòa có 30 trạm y tếở 30 phường, xã, 01 trung tâm y tế và 07 bệnh viện lớn đã hình thành và phát triển. Hiện nay, các bệnh viện thành phố Biên Hòa đã được xây dựng khang trang và trang bị khá đầy đủ trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và Trung tâm y tế dự phòng thành phố Biên Hòa, có chức năng phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn có nhiều phòng khám đa khoa tư nhân như Phòng khám đa khoa Nhân An ở phường Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)