Biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 63 - 69)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2014-2017

2017

3.2.2.1. Biến động đất đai của năm 2017 so với năm 2014

Kết quả thống kê đất đai năm 2017, xác định diện tích tự nhiên của thành phố

Biên Hòa là 26.352,1 ha, không có biến động tăng giảm tổng diện tích tự nhiên so với năm 2014. Tuy nhiên, có sự biến động tăng giảm diện tích các loại đất trong toàn thành phố Biên Hòa.

* Biến động về mục đích sử dụng đất:

Bảng 3.7. Biến động đất đất đai theo mục đích sử dụng đất của thành phố Biên Hòa

(Đơn vị tính: ha) Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2017 So với năm 2014 Diện tích Tăng (+); Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 26.352,1 26.352,1 0,00 I. Đất nông nghiệp 8.658,1 8.851,5 -193,4 1. Đất sản xuất nông nghiệp 7.170,6 7.295,1 -124,5 2. Đất lâm nghiệp 1.112,1 1.177,3 -65,2 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 338,2 341,6 -3,4 4. Đất nông nghiệp khác 37,2 37,5 -0,3

II. Đất phi nông nghiệp 17.694,0 17.500,6 193,4

1. Đất ở 4.365,0 4.325,3 39,7

2. Đất chuyên dùng 11.039,7 10.885,8 153,9

3. Đất cơ sở tôn giáo 163,8 163,9 -0,1

4. Đất cơ sởtín ngưỡng 15,0 15,0 0,00

5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 236,2 236,2 0,00

6. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.765,2 1.765,3 -0,1

7. Đất có mặt nước chuyên dùng 109,1 109,1 0,00

8. Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,0 0,00

III. Đất chưa sử dụng 0,0 0,0 0,00

Từ số liệu ở bảng 3.7 cho thấy:

a. Đất nông nghiệp

Biến động đất đai năm 2017 so với năm 2014, diện tích đất nông nghiệp giảm

193,4 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 7.170,6 ha giảm 124,5 ha so với năm

2014, chủ yếu do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Cụ thể:

+ Đất trồng cây hàng năm: diện tích 3.466,2 ha giảm 51,0 ha, giảm diện tích đất trồng cây hàng năm khác do chuyển sang đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị và đất chuyên dùng công cộng.

+ Đất trồng cây lâu năm: diện tích 3.704,5 ha giảm 73,5 ha, toàn bộ diện tích giảm do chuyển sang đất ởvà đất chuyên dùng.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích 1.112,1 ha giảm 65,2 ha so với năm 2014 do chuyển

sang đất ởvà đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 338,2 ha giảm 3,4 ha so với năm 2014 do các hộdân đã san lấp để xây dựng nhà ở và kinh doanh.

- Đất nông nghiệp khác: diện tích 37,2 ha giảm 0,3 ha so với năm 2014.

b. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 tăng 193,4 ha so với năm 2014. Trong đó:

+ Đất ở: diện tích 4.365,0 ha, tăng 39,7 ha so với năm 2014 được chuyển qua từ đất sản xuất nông nghiệp.

+ Đất chuyên dùng: diện tích 11.039,7 ha tăng 153,9 ha chủ yếu được chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.

+ Đất tôn giáo: diện tích 163,8 ha giảm 0,1 ha so với năm 2014 do mở đường công cộng.

+ Đất tín ngưỡng: diện tích 15,0 ha ổn định so với năm 2014.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 236,2 ha ổn định so với năm 2014

+ Đất song, ngòi, kênh rạch, suối: diện tích 1.765,2 ha, giảm 0,1 ha so với năm

2014.

+ Đất có mặt nước chuyên dùng: diện tích 109,1 ha, không thay đổi so với năm 2014.

c. Đất chưa sử dụng: Không có loại đất chưa sử dụng trên địa bàn thành phố

* Biến động về đối tượng quản lý, sử dụng đất.

Đối tượng sử dụng đất chủ yếu vẫn là hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên trong năm

2017 cơ cấu sử dụng đất của đối tượng ủy ban nhân dân xã và tổ chức khác giảm so

với năm 2014, nguyên nhân chủ yếu là do tăng nhiểu ở đối tượng tổ chức kinh tế.

Bảng 3.8. Thống kê biến động diện tích theo đối tượng quản lý, sử dụng đất

(Đơn vị tính: ha) Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2017 So với năm 2014 Diện tích Tăng (+); Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 26.352,1 26.352,1 0,0 I. Được giao sử dụng 22.925,4 22.773,5 151,90 1. Hộgia đình, cá nhân 11.533,9 11.636,7 -102,80 2. Tổ chức trong nước 9.705,4 9.512,7 192,70 - Tổ chức kinh tế 4.273,0 4.212,1 60,90

- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước 4.920,1 4.810,4 109,70

- Công trình sự nghiệp công lập 512,2 490,2 22,00

- Tổ chức khác 0,0 0,0 0,0

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.345,3 1.283,7 61,60

4. Người Việt Nam định cư ởnước ngoài 0,0 0,0 0,0

5. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 340,9 340,4 0,50

II. Được giao quản lý 3.426,8 3.578,7 -151,90

1. UBND cấp xã 1.579,3 1.737,3 -158,00

2. Tổ chức phát triễn quỹđất 140,3 142,9 -2,60

3. Cộng đồng dân cư và tổ chức khác 1.707,2 1.698,5 8,70

* Đánh giá biến động đất đai:

Nhìn chung, biến động đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong năm 2017 là phù hợp với xu thế sử dụng đất tại địa phương, đồng thời phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của thành phố. Trong đó:

- Đất nông nghiệp giảm so với năm 2014, phần diện tích giảm chủ yếu là đất sản

xuất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp giảm chủ yếu do chuyển sang đất ở và đất

chuyên dùng. Biến động đất nông nghiệp là phù hợp và có tính tích cực, góp phần vào việc sử dụng đất đai tại địa phương mang tính hiệu quả và triệt để.

- Đất phi nông nghiệp tăng lên tương ứng theo xu hướng giảm của đất nông

nghiệp một cách phù hợp và tăng lên do nguyên nhân khác; trong đó tăng nhiều nhất ở nhóm đất chuyên dùng và đất ở. Đất phi nông nghiệp tăng là một yếu tố tích cực góp

phần rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho nhân dân trong thành phố,

phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh.

Trên địa bàn thành phố Biên Hòa không còn loại đất chưa sử dụng, đây là yếu tố

tích cực góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai.

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng và tính hợp lý của việc sử dụng đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Trong thời gian qua, việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quảđã được thành phố Biên Hòa coi trọng, điều đó đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn

định an ninh chính trịtrên địa bàn thành phố. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố

từng bước được đầu tư cải tạo nâng cấp, đô thịđược chỉnh trang, thành phốđã thu hút nhiều đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở, chung cư cao tầng, thương mại, công nghiệp... Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Những mặt tích cực:

Các ngành kinh tế của thành phố Biên Hòa có tốc độtăng trưởng khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, đời sống dân cư được cải thiện.

Trong những năm qua, thành phố Biên Hòa đã không ngừng đầu tư xây dựng hệ

thống cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa,... Nhiều trục giao thông chính yếu như Quốc lộ 51, quốc lộ 1, đường Tránh Biên Hòa, ... đã từng bước

được nâng cấp, làm mới. Nhiều công trình về y tế, giáo dục, văn hóa - thểthao đã và

đang được triển khai xây dựng mới như: bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, các điểm

trường học, trung tâm văn hóa thể thao thành phố, qua đó đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố, và góp phần quan trọng trong sự phát triển chung toàn thành phố.

Nhiều dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, thương mại, dịch vụ, cũng được

đầu tư phát triển mạnh trong thời gian qua như Dự án phát triển đô thị Thung Lũng Xanh 40ha, Khu dân cư Phú Tín 15 ha, Biên Hòa Riverside Garden 16 ha, Công viên

Biên Hùng, Công viên Phan Văn Trị, Siêu thị Coop Mart, Metro Biên Hòa, Siêu thị

Big C, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đô

thịngày càng văn minh, sạch đẹp.

Nhìn chung trong giai 2014-2017, thành phố Biên Hòa đã ưu tiên dành quỹđất phát triển hệ thống đê bao thủy lợi, phát triển cây xanh đô thị. Do đó môi trường đô thị ngày càng được cải thiện, cảnh quan đô thị dần được chỉnh trang.

- Những tồn tại:

Nhiều công trình, dự án còn triển khai khá chậm so với tiến độ thực hiện, chính vì vậy còn thiếu sựđồng bộ trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Trong một số dự án triển khai chậm quỹđất chưa được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích bỏ hoang trong thời gian dài.

Tốc độ phát triển đô thịtrên địa bàn Thành phố diễn ra khá nhanh dẫn đến một số nơi đô thị phát triển tựphát tràn lan đã tác động tiêu cực đến quá trình đô thịhóa, như

thiếu các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ngập úng cục bộ do mưa, ô

nhiễm môi trường...

Một sốcơ sở sản xuất còn nằm xen trong khu dân cư đã gây ảnh hưởng đến môi

trường và cảnh quan đô thị.

Đất nông nghiệp ngày càng giảm, không gian mở bị thu hẹp ảnh hưởng đến việc kiểm soát triều và nước mưa gây ngập úng ở khu vực có địa hình thấp nhưng chưa có

giải pháp đồng bộđể giải quyết vần đề này. Hiện nay thành phố Biên Hòa khoảng 20% diện tích đất phi nông nghiệp nằm trong khu vực dưới đỉnh triều cường (1,5m), thường bị ngập nhưng chưa có giải pháp hiệu quảđể khắc phục tình trạng này.

Do tốc độ phát triển đô thị nhanh dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với quỹđất nông nghiệp của Thành phốnhư bỏ hoang hóa, mua bán sang nhượng đất nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra...

- Tính hợp lý của việc sử dụng đất:

Thành phố Biên Hòa có diện tích đưa vào sử dụng chiếm 100% diện tích tự

nhiên; diện tích đất chưa sử dụng không còn, như vậy khảnăng khai thác đất chưa sử

dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích là không còn và sử dụng đất trong thời gian tới là sự chu chuyển giữa 2 nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng như

Trong cơ cấu sử dụng đất thì nhóm đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệcao hơn nhóm đất nông nghiệp và có xu hướng tăng mạnh. Ngược lại nhóm đất nông nghiệp có diện tích không lớn và đang có chiều hướng giảm mạnh do chu chuyển sang các mục đích

phi nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ tiêu bình quân sử dụng đất phi nông nghiệp

trên đầu người của Thành phố Biên Hòa đều thấp so với định mức sử dụng đất, đặc biệt là các chỉ tiêu bình quân đất cơ sở hạ tầng, đất công trình công cộng. Điều này cho thấy hiện tại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thành phốchưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phốtrong tương lai và xu hướng trong thời gian sắp tới nhóm đất phi nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu phát triển dân cư và cơ sở hạ tầng. Quỹđất này sẽđược chu chuyển từnhóm đất nông nghiệp.

Nhìn chung, biến động đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong các năm là

phù hợp với xu thế sử dụng đất tại địa phương, đồng thời phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của thành phố. Trong đó:

- Đất nông nghiệp giảm so với năm 2014, phần diện tích giảm chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Chủ yếu do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng. Biến động đất nông nghiệp là phù hợp và có tính tích cực, góp phần vào việc sử

dụng đất đai tại địa phương mang tính hiệu quả và triệt để.

- Đất phi nông nghiệp tăng lên tương ứng theo xu hướng giảm của đất nông nghiệp một cách phù hợp và tăng lên do nguyên nhân khác; trong đó tăng nhiều nhất ở nhóm đất chuyên dùng và đất ở. Đất phi nông nghiệp tăng là một yếu tố tích cực góp phần rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho nhân dân trong thành phố, phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh.

Trên địa bàn thành phố Biên Hòa không còn loại đất chưa sử dụng, đây là yếu tố

tích cực góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)