Phân biệt biện pháp kê biên tài sản trong tố tụng hình sự với biện pháp

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 32)

pháp kê biên tài sản trong các ngành luật khác

Xét về mặt hình thức, giữa biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và biện pháp KBTS có giá trị tương ứng để bán đấu giá để xử phạt vi phạm

11

Khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013.

12

hành chính giống nhau vì đây đều là hoạt động mang tính cưỡng chế của Nhà nước đối với tài sản của cá nhân, tổ chức thông qua việc các chủ thể có thẩm quyền liệt kê các tài sản củahọ vàodanh sách bị xử lý theo quy định của pháp luật để hạn chế các quyền hạn về tài sản của họ nhằm buộc họ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhất định. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý ba biện pháp này hoàn toàn khác nhau:

Thứ nhất, đối tượng áp dụng của biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự là bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; pháp nhân mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, biện pháp KBTS trong tố tụng dân sự được áp dụng đối với người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Còn biện pháp KBTS có giá trị tương ứng để bán đấu giá để xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Để hướng dẫn thi hành biện pháp cưỡng chế KBTS có giá trị tương ứng để bán đấu giá Nghị định số 37/2005/NĐ-CP quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính13 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã quy định cụ thể các đối tượng bị áp dụng biện pháp KBTS.

Thứ hai, thẩm quyền áp dụng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Thẩm quyền áp dụng biện pháp KBTS trong tố tụng dân sự chỉ thuộc về Thẩm phán trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa thì thẩm quyền áp dụng biện pháp này thuộc về Hội đồng xét xử14. Trong khi đó, thẩm quyền áp dụng biện pháp KBTS có giá trị tương ứng để bán đấu giá thuộc về nhiều chủ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm

13

Nghị định số 37/2005/NĐ-CP quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 18 tháng 03 năm 2005 đã quy định cụ thể các đối tượng bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản như sau : (i) Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, quản lý thu nhập cố định. (ii) Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. (iii) Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khấu trừ hoặc cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ, không thanh toán chi phí cưỡng chế.

14

quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá15

.

Thứ ba, về tài sản bị kê biên, nếu như tài sản bị kê biên trong tố tụng hình sự là tài sản theo quy định của khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) thì tài sản bị kê biên trong tố tụng dân sự là những tài sản theo quy định của BLDS năm 2015 đang bị tranh chấp. Tài sản bị kê biên để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể hơn khi ngoài tài sản được quy định tại BLDS năm 2015 thì Điều 21 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP16còn quy định về những tài sản không được phép kê biên để bán đấu giá.

Thứ tư, căn cứ để kê biên trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự là bản án, quyết định có hiệu lực của các chủ thể có thẩm quyền KBTS còn trong xử phạt vi phạm hành chính là Quyết định.

Thứ năm, biện pháp KBTS trong từng ngành luật sẽ được áp dụng theo trình tự, thủ tục tương ứng của từng ngành luật đó.

15

Khoản 1 Điều 87 Luật XLVPHC năm 2012 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để BĐG thuộc thẩm quyền của các chủ thể sau đây: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; - Trưởng đồn Công an; Trưởng Công an cấp huyện; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng; Cục trưởng Cục An ninh thông tin; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; - Trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển; - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Cục trưởng Cục Kiểm lâm; - Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại 23 diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; - Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này; - Giám đốc Cảng vụ hàng hải; Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa; Giám đốc Cảng vụ hàng không; - Chánh án TAND cấp huyện; Chánh án TAND cấp tỉnh; Chánh án Tòa án quân sự khu vực; Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh toà chuyên trách TAND tối cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu; Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.

16

Nghị định số 37/2005/NĐ-CP quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 18 tháng 03 năm 2005.

Để thuận tiện cho việc phân biệt biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tác giả đưa ra bảng so sánh sau: Tiêu chí KBTS trong tố tụng hình sự KBTS trong tố tụng dân sự KBTS có giá trị tƣơng ứng để bán đấu giá Bản chất Là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự Là biện pháp khẩn cấp tạm thời

Là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sở pháp lý Điều 128 BLTTHS năm 2015 Điều 120 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Thi hành án Dân sự năm 2008, (sửa đổi, bổ sung 2014)

Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Thẩm quyền áp dụng Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp. Lệnh KBTS do chủ thể này ban hành phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp trước khi thi hành. Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân Thẩm phán, Hội đồng xét xử

Khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá thuộc thẩm quyền của nhiều chủ thể.

sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Đối tƣợng áp dụng Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

KBTS đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Nghị định số 37/2005/NĐ- CP đã quy định cụ thể các đối tượng bị áp dụng biện pháp KBTS17 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định các đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS18. Tài sản bị kê biên

Tài sản theo quy định BLDS năm 2015

Tài sản theo quy định của BLDS năm 2015. đang tranh chấp

Tài sản theo định nghĩa của BLDS năm 2015 và những tài sản không được kê biên theo Điều 21 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP.

17

Nghị định số 37/2005/NĐ-CP đã quy định cụ thể các đối tượng bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản như sau : (i) Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, quản lý thu nhập cố định. (ii) Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. (iii) Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khấu trừ hoặc cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ, không thanh toán chi phí cưỡng chế.

18

Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định các đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản bao gồm: (i) Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản. (ii) Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

Cơ sở áp dụng Bản án Bản án, quyết định Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Trình tự, thủ tục áp dụng Thủ tục Tố tụng hình sự tại Điều 128 BLTTHS năm 2015 Thủ tục Thi hành án dân sự (Điều 88) Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

Thủ tục hành chính tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Kết luận Chƣơng 1

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp cưỡng chế KBTS, tác giả đi đến một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, KBTS trong tố tụng hình sự là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân bảo quản, nghiêm cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm bảo đảm cho việc xét xử, thi hành án và các quyết định của Cơ quan nhà nước được thuận lợi, đúng pháp luật.

Thứ hai, biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự có những đặc điểm như: (i) là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự; (ii) tài sản bị kê biên phải thuộc sở hữu của bị can, bị cáo mà BLHS quy định phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt; pháp nhân mà BLHS quy định phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại; (iii) tài sản bị kê biên phải có giá trị tương ứng với số tiền phạt; (iv) chỉ được áp dụng bởi các chủ thể có thẩm quyền; (v) được áp dụng theo thủ tục tố tụng hình sự.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp KBTS hướng đến các mục đích sau: (i) biện pháp KBTS được áp dụng để đảm bảo thi hành án hình sự; (ii) thể hiện sự thượng tôn pháp luật; (iii) KBTS còn có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Thứ tư, pháp luật hiện hành đã quy định khung pháp lý khá đầy đủ về biện pháp KBTS như: đối tượng bị áp dụng; nguyên tắc áp dụng; đối tượng bị KBTS; thẩm quyền ra quyết định KBTS… Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định và sẽ được tác giả phân tích cụ thể trong nội dung của Chương 2.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)