Tài sản bị kê biên và phạm vi kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 41)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 128 BLTTHS năm 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của chủ thể bị kê biên.

Về tài sản bị kê biên, nghiên cứu các quy định trong BLTTHS năm 2015 thì khái niệm tài sản bị kê biên không được quy định cụ thể. Do đó, để xác định rõ tài sản nào của cá nhân, tổ chức bị kê biên chúng ta phải dẫn chiếu tới các quy định của BLDS để làm rõ nội hàm của thuật ngữ tài sản.

Theo quy định của BLDS năm 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong đó, vật là một bộ phận của thế giới vật chất được giới hạn trong không gian và có khả năng đáp ứng được những nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người và con người ta có khả năng chiếm hữu được28.

Theo kinh tế chính trị học, tiền là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Tiền có chức năng thanh toán, quy đổi, dự trữ và ổn định thị trường. Tiền được coi là tài sản bởi nó được dùng làm phương tiện thanh toán và tiền chỉ có thể là tài sản khi nó đang có giá trị lưu hành.

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Loại tài sản này tồn tại dưới nhiều dạng như: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu...

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ29. Kế thừa các quy định của BLDS năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) cũng định nghĩa tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 làm rõ hơn nội hàm của thuật ngữ tài sản theo đó tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương

28

Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.12.

29

lai30. BLDS năm 2015 cũng giải thích rõ ràng tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: (i) tài sản chưa hình thành hoặc (ii) tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch31.

Như vậy, dựa vào quy định của BLDS, có thể kết luận tài sản bị kê biên trong tố tụng hình sự của bị can, bị cáo là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thuộc sở hữu của họ.

Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 mới bổ sung biện pháp cưỡng chế là phong tỏa tài khoản nhằm bảo đảm công tác thi hành án hình sự. Phong tỏa tài khoản được áp dụng với các tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc Nhà nước. Như vậy, những tài sản nào không phải là đối tượng của biện pháp phong tỏa tài khoản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp KBTS. Theo đó, tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Do đây là các đối tượng của biện pháp phong tỏa tài khoản32 nên trường hợp cơ quan có thẩm quyền muốn hạn chế quyền của bị can, bị cáo đối với tài khoản tại cơ quan, tổ chức nhất định thì cần áp dụng biện pháp cưỡng chế cho phù hợp.

Về phạm vi KBTS: KBTS của bị can, bị cáo là việc tạm thời cấm giao dịch, chuyển đổi, định đoạt hoặc dịch chuyển tài sản của họ. Đây là biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với cá nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại. Do vậy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này có khả năng gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu TS của các chủ thể này. Do đó, để thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS, đồng thời hạn chế tình trạng chủ thể có thẩm quyền lạm dụng quyền hạn tiến hành KBTS một cách tràn lan, tùy tiện gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, pháp luật quy định khi tiến hành KBTS chỉ cho phép KBTS của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc phải bồi thường

30 Điều 105 BLDS năm 2015. 31 Điều 105 BLDS năm 2015. 32 Điều 129 BLTTHS năm 2015.

thiệt hại33. Điều này có nghĩa là mức đủ để phục vụ cho hoạt động thi hành án sau này dựa trên phán quyết của Tòa án về hình phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.

BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc thực hiện biện pháp kê biên tài sản là “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc b i thường thiệt hại”(khoản 3 Điều 129) và của PNTM là “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc b i thường thiệt hại” (khoản 3 Điều 438).

Trên thực tế tài sản của người bị buộc tội, PNTM có thể rất lớn nhưng nghĩa vụ tối đa của họ lại nhỏ hơn rất nhiều so với lượng tài sản của họ. Do đó, việc kê biên toàn bộ tài sản của các chủ thể kể trên là không cần thiết và trong nhiều trường hợp sẽ gây thiệt hại lớn cho họ. Chính vì vậy, quy định chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)