Đối tượng bị kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 39)

BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp KBTS được áp dụng với cả bị can, bị cáo là cá nhân và pháp nhân.

Đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều 128 BLTTHS năm 2015 quy định: KBTS chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm b i thường thiệt hại.

KBTS được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền. Theo khoản 1 Điều 77 BLHS năm 2015 quy định: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với cá nhân và là hình phạt bổ sung đối với PNTM phạm tội”. Hiện nay, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định 172/317 tội có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với cá nhân và PNTM phạm tội23. Như vậy, khi bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung thì bị can, bị cáo có thể bị kê biên tài sản để đảm bảo việc thi hành án.

Bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định bị tịch thu tài sản cũng có thể thì là đối tượng áp dụng biện pháp KBTS. Điều 45 BLHS năm 2015 quy định: “Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án

23

để nộp vào ngân sách nhà nước”. Và để đảm bảo cho việc tịch thu tài sản của người bị kết án thì biện pháp KBTS có thể được áp dụng vào bất kỳ giai đoạn tố tụng nào: điều tra, truy tố, xét xử nhằm thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia tại chương XIII, tội phạm về ma túy tại chương XX, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Điều 46 BLHS năm 2015 quy định “b i thường thiệt hại” là biện pháp tư pháp được áp dụng với người phạm tội và PNTM phạm tội.

Theo quy định của BLDS năm 2015 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: (i) có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác gây thiệt hại; (ii) Hành vi gây thiệt hại có lỗi; (iii) hành vi gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp làm thiệt hại diễn ra; (iv) có thiệt hại thực tế xảy ra24. Bồi thường thiệt hại trong BLHS quy định là bồi thường về vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại25.

Ví dụ: Khoản 5 Điều 170 BLHS năm 2015 quy định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đ ng đến 100.000.000 đ ng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. Như vậy, khi một người bị khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 BLHS năm 2015 thì có thể bị áp dụng biện pháp KBTS.

Tóm lại, KBTS được áp dụng đối với bị can, bị cáo tuy nhiên, không phải bị can, bị cáo nào cũng có thể áp dụng biện pháp KBTS mà chỉ những bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc có vụ án có thể phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, những quy định về biện pháp KBTS trong BLTTHS năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp này trên thực tế.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, BLHS năm 2015 đã thể hiện bước phát triển quan trọng trong chính sách hình sự của Nhà nước, đánh dấu nhiều điểm tiến bộ thể hiện trong tư duy lập pháp hình sự. Đáng chú ý, một trong những điểm

24

Điều 584 BLDS năm 2015.

25

mới đột phá của BLHS năm 2015 là đã bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại (PNTM) (các Điều 2, 3, 6, 8, 9, 33, 74-89 và 33 tội danh của Phần các tội phạm BLHS. Như vậy, PNTM chỉ chịu TNHS về các tội phạm này trong trường hợp được thực hiện nhân danh và vì lợi ích, dưới sự điều hành, chấp thuận của chính PNTM đó. Điều này thể hiện quan điểm hoàn toàn đổi mới của các nhà lập pháp Việt Nam về chủ thể của tội phạm và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc tập trung xử lý những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, tài trợ khủng bố và rửa tiền, đồng thời, tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra, cũng như trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế khi Việt Nam tham gia nhiều Công ước quốc tế về phòng, chống tội phạm như: Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Công ước chống tham nhũng năm 2003 của Liên Hợp quốc…

Điều 437 BLTTHS năm 2015 quy định: “KBTS áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm b i thường thiệt hại”.

Mặc dù trừ các trường hợp pháp nhân bị điều tra sơ bộ những pháp nhân bị khởi tố, điều tra chính thức, truy tố được gọi là bị can, pháp nhân bị Tòa án ra quyết định đưa ra xét xử là bị cáo26

thì các nhà làm luật lại quy định biện pháp KBTS riêng của PNTM tại Điều 437 chứ không gộp chung cùng với Điều 128 vì bản chất pháp lý của PNTM và cá nhân khác nhau. So với cá nhân thì PNTM phạm tội không bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản theo BLHS năm 201527. Chính vì vậy, các nhà làm luật không thể quy định áp dụng biện pháp KBTS đối với pháp nhân bị áp dụng hình phạt là tịch thu tài sản được.

Theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015, tất cả các tội phạm PNTM phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự đều quy định hình phạt tiền nên biện pháp kê biên có thể được áp dụng trong tất cả các trường hợp pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Quy định pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại là đối tượng áp dụng biện

26

Điều 60 và 61 BLTTHS năm 2015.

27

pháp KBTS là một bước tiến dài trong lịch sử lập pháp hình sự. Một mặt, quy định này giúp hoạt động xét xử, thi hành án hình sự được đảm bảo, mặt khác hoàn thiện khung pháp lý hình sự áp dụng đối với PNTM phạm tội.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)