Về quản lý tài sản kê biên trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 64)

Về nguyên tắc, tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Tuy nhiên hiện nay quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trách nhiệm quản lý tài sản kê biên vẫn còn chưa rõ ràng nên gây khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế.

Thứ nhất, bất cập trong quy định quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 385 BLHS năm 2015 về tội “Vi phạm việc niêm phong, KBTS, phong tỏa tài sản”. Theo đó, hành vi chuyển nhượng, đánh tráo và cất giấu tài sản bị kê biên đã được hiểu rõ. Tuy nhiên, về hành vi tiêu dùng thì BLTTHS năm 2015 chưa có hướng dẫn nên có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, “tiêu dùng” là: Sử dụng của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của đời sống sinh hoạt hằng ngày. Theo BLDS năm 2015, quyền tiêu dùng là một bộ phận của quyền định đoạt tài sản. Điều 237 BLDS năm 2015 quy định, một trong những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu là khi tài sản đã được tiêu dùng. Như vậy, vì tiêu dùng trong pháp luật dân sự là sử dụng, khai thác hết và không còn tồn tại (chấm dứt quyền sở hữu) của tài sản. Chính vì vậy, khái niệm “tiêu dùng” trong BLDS năm 2015 có thể hiểu là: Tiêu dùng bao gồm hành vi sử dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản bị kê biên, bao gồm động sản và bất động sản. Theo đó, việc không cho phép người bảo quản tài sản sử dụng, cũng như hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bị kê biên gây ảnh hưởng đến giá trị cũng như công năng sử dụng của tài sản nhằm mục đích phòng tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra như tai nạn hoặc người bảo quản tài sản cố tình xâm lấn tài sản bị kê biên.

Tuy nhiên cũng có quan điểm khác: Trên cơ sở bảo vệ quyền con người cũng như các quyền và lợi ích khác của các chủ thể liên quan đến tài sản bị kê biên, người nhận bảo quản tài sản bị kê biên có quyền sử dụng, hưởng các hoa lợi, lợi tức của tài sản bị kê biên trong một số trường hợp48. BLTTHS năm 2015 không đặt ra

48

Hoàng Văn Mạnh, Hứa Thị Mai Hương (2020), “Một số vấn đề về kê biên tài sản trong vụ án hình sự”,

giới hạn hành vi của người bảo quản tài sản, mà chỉ cấm thực hiện một số quyền nhất định trong khi các lợi ích khác vẫn được giữ nguyên. Do đó, về mặt lý luận, người bảo quản tài sản có quyền thực hiện các hành vi khác miễn là không làm thay đổi hiện trạng, tình trạng pháp lý hoặc làm giảm giá trị tài sản bị kê biên ngoài các quyền và lợi ích của mình, trong đó có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức tự nhiên mà tài sản bị kê biên mang lại. Trường hợp có thiệt hại xảy ra, thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo quản tài sản thì họ phải chịu trách nhiệm. Mặt khác, trong quy định của BLTTHS 2015 thì người bảo quản tài sản là chủ sở hữu, người người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản thì trong đó chủ sở hữu của tài sản có thể bị hạn chế quyền định đoạt tài sản tuy nhiên không thể không cho phép họ được sử dụng tài sản của chính mình.

Ví dụ: Tháng 01/2011, UBND Thành phố Vũng Tàu đã có quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 Khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp tại phường 11, Thành phố Vũng Tàu do Công ty cổ phần địa ốc An Khang làm chủ đầu tư49

. Trong lúc Công ty đang triển khai các bước thực hiện dự án thì bất ngờ, ngày 18/02/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến dự án này. CQĐT cho rằng, Công ty An Khang đã huy động vốn khi chưa đủ điều kiện là “lừa đảo”.

Sau khi khởi tố vụ án, một loạt nhân sự quản lý của Công ty bị bắt giam, bao gồm bà Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT), bà Đỗ Thùy Linh (Giám đốc), ông Trần Quý Dương (thành viên HĐQT). Vì lý do này, mọi hoạt động của Công ty bị đình trệ, dự án bị phong tỏa bởi các lệnh kê biên của CQĐT và sau đó là Tòa án.

Vụ việc đã kéo dài đến nay, TAND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Theo yêu cầu của Tòa án, quá trình giải quyết vụ việc thì Công ty An Khang và các nhà đầu tư cá nhân đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng góp vốn và hoàn trả vốn góp nên cần phải làm rõ dấu hiệu “lừa đảo” của vụ án này.

Trong khi vụ án còn quá nhiều điểm nghi vấn thì bà Minh Phượng đã nhiều lần có đơn xin được tiếp tục thực hiện dự án... nhằm để cho doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh và đảm bảo quyền lợi các khách hàng nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết. Về phía người dân, một số đã nhận lại tiền góp vốn, một số chờ đợi dự án được nhanh chóng triển khai để được nhận quyền lợi chính đáng theo

49

Bình Minh, https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/vung-tau-du-an-metropolitan-bi-bi-ket-trong-vu-an- hinh-su-doanh-nghiep-cau-cuu-d138703.html, 23/08/2020, truy cập ngày 17/06/2021, lúc: 11:26.

hợp đồng đã ký kết. Như vậy, cả người dân và doanh nghiệp mong muốn được chính quyền và cơ quan chức năng “giải cứu” bằng việc cho tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, dự án không được tiếp tục, khu đất 43ha nằm dọc theo tuyến đường 2/9 Thành phố Vũng Tàu đầy tiềm năng, giờ đang là mảnh đất sống cho cỏ dại. Mặc dù BLTTHS năm 2015 không quy định cấm người quản lý tài sản kê biên không được sử dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản tuy nhiên lại cấm hành vi tiêu dùng, làm thay đổi giá trị của tài sản, thậm chí theo hướng tăng giá trị tài sản thì liệu có phù hợp với thực tiễn? Chính vì sự không rõ ràng trong quy định về quyền của người quản lý tài sản kê biên đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng trở nên lúng túng trong việc cho phép hay không cho phép người quản lý tài sản tiếp tục sử dụng, khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản bị kê biên.

Thứ hai, BLTTHS năm 2015 quy định giao tài sản bị kê biên cho người đứng đầu của pháp nhân quản lý nhưng lại không quy định thế nào là người đứng đầu của pháp nhân.

Như đã phân tích trong Chương 2 Điều 437 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản. Người đứng đầu của pháp nhân có trách nhiệm bảo quản, tránh để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân50. Người đại diện của pháp nhân sẽ tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền nhưng lại không hề quy định thế nào là người đứng đầu pháp nhân.

Quy định về người đứng đầu của pháp nhân mặc dù không được quy định trong BLTTHS 2015 nhưng lại được quy định trong BLDS năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Cụ thể, BLDS năm 2015 quy định: Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện của pháp nhân51. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014: PNTM có thể là các doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty

50

Khoản 1 Điều 434 BLTTHS năm 2015

51

hợp danh. Người đứng đầu pháp nhân có thể là một người nhưng cũng có thể hơn một người tùy thuộc vào Điều lệ hoạt động của Công ty (có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc cả Giám đốc, Tổng giám đốc; hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên…).

Tuy nhiên, BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về người đứng đầu pháp nhân như trong BLDS năm 2005 mà thay thế bằng quy định: Đại diện theo pháp luật của phápnhân gồm: (i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án52. Như vậy, hiện nay trong BLDS năm 2015 không còn quy định về người đứng đầu của pháp nhân nữa mà thay vào đó tất cả các hoạt động pháp lý của pháp nhân sẽ được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thực hiện53. Điều này dẫn đến cách hiểu không thống nhất: Người đứng đầu của pháp nhân có thể là người đại diện của pháp nhân, cũng có thể không phải người đại diện của pháp nhân. Vậy việc giao tài sản bị kê biên cho người đứng đầu pháp nhân nhưng không phải người đại diện của pháp nhân quản lý thì liệu có hợp lý không khi chính BLTTHS năm 2015 quy định mọi hoạt động tố tụng hình sự của pháp nhân do người đại diện của pháp nhân thực hiện nhưng tài sản bị kê biên lại do người đứng đầu của pháp nhân quản lý?

Chính vì vậy, để quy định của pháp luật trở nên rõ ràng và thống nhất thì BLTTHS cần có những sửa đổi để góp phần hoàn thiện quy định về biện pháp kê biên tài sản.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 64)