Sơ lƣợc lịch sử các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 34)

2.1. Sơ lƣợc lịch sử các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp kê biên tài sản pháp kê biên tài sản

BLTTHS Việt Nam đầu tiên được Quốc hội thông qua vào 28 tháng 6 năm 1988 đã quy định KBTS tại Điều 121: “KBTS được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm b i thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. BLTTHS năm 1988 đã tạo ra một hành lang pháp lý cho việc áp dụng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự khi quy định cụ thể về: thẩm quyền áp dụng biện pháp KBTS; giới hạn của việc KBTS; thủ tục KBTS và việc hủy bỏ KBTS. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn nhiều hạn chế khi chưa trả lời được những câu hỏi như thế nào là KBTS, KBTS được áp dụng vào giai đoạn nào trong tố tụng hình sự; quy định về người láng giềng chứng kiến KBTS là ai, điều kiện áp dụng như thế nào…

Tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 1988, Điều 146 của BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung sau đây:

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp KBTS cho: (1) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; thay vì Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà như điểm c, khoản 1, Điều 62 BLTTHS năm 1988 trước đây; (2) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp19 thay vì chỉ có Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên20

như Điều 62 BLTTHS năm 1988.

Thứ hai, tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người thân thích của họ bảo quản. Nếu như BLTTHS năm 1988 quy định: Người được giao bảo quản mà có hành vi chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của BLHS thì BLTTHS năm 2003 đã

19

Điểm c, khoản 1, Điều 80 BLTTHS năm 2003.

20

bổ sung thêm hành vi “tiêu dùng” là hành vi mà người được giao bảo quản tài sản không được thực hiện khi bảo quản tài sản bị kê biên21

.

Thứ ba, về biên bản KBTS. Điều 121 BLTTHS năm 1988 quy định việc lập biên bản phải thỏa mãn quy định tại Điều 78 về mẫu biên bản thống nhất trong tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2003 quy định chặt chẽ hơn BLTTHS năm 1988 khi quy định ngoài việc phải đáp ứng quy định cứng về mẫu biên bản thống nhất tại Điều 95 BLTTHS năm 2003 thì biên bản khi KBTS còn phải thỏa mãn quy định Điều 125: Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Người tham gia tố tụng và Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản. Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản. Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Ngoài ra, các quy định về giới hạn của việc KBTS; thủ tục KBTS và việc hủy bỏ KBTS vẫn được giữ nguyên giống như Điều 121 BLTTHS năm 1988.

Trên cơ sở tổng kết và khắc phục những nhược điểm của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về KBTS ngày 17 tháng 11 năm 2015, Quốc hội ban hành BLTTHS năm 2015. Sự ra đời của BLTTHS năm 2015 đánh dấu bước phát triển của các quy định về KBTS nói riêng và pháp luật tố tụng hình sự nói chung trên cơ sở khắc phục những hạn chế thiếu sót của các văn bản trước đây, đồng thời hoàn thiện về pháp lý những quy định liên quan đến KBTS trong tố tụng hình sự, như: khẳng định KBTS là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 128, Mục II, chương VII: Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; mở rộng thẩm quyền KBTS bên cạnh các chủ thể đã được quy định tại Điều 146 BLTTHS năm 2003; quy định rõ hơn về người chứng kiến tại điều 67 BLTTHS năm 2015; quy định về việc người quản lý tài sản vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản hay quy định biên bản phải được lập thành 04 bản thay vì 03 bản như quy định trước đây tại Điều 146 BLTTHS năm 2003; các trường hợp hủy bỏ biện pháp KBTS tại Điều 130 BLTTHS năm 2015…

Như vậy, có thể thấy rằng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự được pháp luật quy định khá rõ ràng và ngày càng hoàn thiện qua các thời kỳ. Sự thay đổi này chứng tỏ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc không ngừng xây dựng và

21

hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự để góp phần nâng cao tính khả thi của pháp luật đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)