Các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 50)

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đ ng”37. Chỉ có các quy định của pháp luật mới có thể hạn chế quyền con người, quyền công dân, nhưng việc hạn chế quyền đó cũng chỉ trong những trường hợp thật cần thiết. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, thể hiện sự trân trọng và đề cao các quyền con người, quyền công dân, hướng tới ngăn chặn, loại bỏ các hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân từ phía các cơ quan nhà nước, mà trong lĩnh vực tố tụng hình sự là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

KBTS là biện pháp cưỡng chế cần thiết, được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nhưng biện pháp này không bắt buộc phải áp dụng trong mọi trường hợp, mọi thời điểm của quá trình tiến hành tố tụng. Biện pháp KBTS phần nào hạn chế quyền con người, quyền công dân trong sở hữu tài sản, vì vậy cần phải có những quy định chặt chẽ về việc áp dụng cũng như hủy bỏ biện pháp này. Theo quy định tại khoản 4 Điều 146 BLTTHS năm 2003 thì: “Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 0 của Bộ luật này phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ lệnh kê biên”.

Những người có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp kê biên gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm TAND tối cao; Hội đồng xét xử. Tóm lại, những người có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự là những người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp này.

Mặc dù BLTTHS năm 2003 đã có những quy định về việc hủy bỏ biện pháp kê biên, nhưng không quy định rõ trường hợp nào thì hủy bỏ, trường hợp nào thì

37

không được hủy bỏ biện pháp kê biên. Như vậy có thể dẫn đến việc hiểu và áp dụng điều luật không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong một vụ án cũng như giữa các cơ quan ở các địa phương khác nhau.

Để khắc phục hạn chế này, BLTTHS năm 2015 đã đưa ra những quy định khá rõ ràng về trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên. Cụ thể, theo quy định tại Điều 130 BLTTHS năm 2015, khi thuộc các trường hợp sau thì phải hủy bỏ biện pháp KBTS:

- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

- Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp xét thấy việc kê biên không còn cần thiết nữa thì người có thẩm quyền KBTS có thể quyết định hủy bỏ lệnh KBTS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 130 BLTTHS năm 2015 thì chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp kê biên là CQĐT, VKS, Tòa Án. Đối với biện pháp KBTS trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho VKS trước khi quyết định. Điều này thể hiện nguyên tắc mọi hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải được kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều cơ chế, bao gồm cả cơ chế tự kiểm tra bên trong mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống.

Kết luận Chƣơng 2

Qua việc trình bày và phân tích các quy định của pháp luật về KBTS trong tố tụng hình sự, tác giả có những kết luận sau:

Thứ nhất, biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 1998 và tiếp tục được xây dưng và hoàn thiện ở BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng và thi hành biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, gắn với các giai đoạn tiến hành tố tụng: giai đoạn khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử thì có những người có thẩm quyền áp dụng biện pháp KBTS thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng như: CQĐT, VKS, Tòa án38… Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp KBTS mang tính chọn lọc cao vì biện pháp này mang tính trách nhiệm và cần sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thứ ba, đối với cá nhân biện pháp KBTS chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Đối với pháp nhân, KBTS áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, tài sản bị kê biên là tài sản của người bị kê biên và không phải đối tượng của biện pháp phong tỏa tài khoản. Về phạm vi kê biên, cơ quan có thẩm quyền chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của chủ thể bị kê biên.

Thứ năm, biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự được áp dụng theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 quy định khá đầy đủ về: thủ tục KBTS, thành phần tham gia KBTS, người quản lý tài sản kê biên, biên bản kê biên…

Thứ sáu, khi xét thấy việc KBTS không cần thiết nữa thì người có thẩm quyền ra quyết định KBTS sẽ phải hủy bỏ việc KBTS: Đình chỉ điều tra, đình chỉ

38

vụ án; Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội; Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, qua việc nghiên cứu các quy định về KBTS từ BLTTHS năm 1988, 2003, đến 2015 tác giả thấy rằng các quy định về biện pháp này ngày càng được xây dựng và hoàn thiện. Các nhà làm luật qua từng thời kỳ đã rút kinh nghiệm từ việc áp dụng các quy định pháp luật cũ làm tiền đề cho việc xây dựng các quy định mới tiến bộ và hợp lý với thực tiễn cuộc sống. Đây là cơ sở cho việc phân tích và trình bày các hạn chế của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực tế mà tác giả sẽ trình bày ở Chương 3.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)