Về phạm vi kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 61)

Theo quy định tại Điều 128 BLTTHS năm 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc phải bồi tường thiệt hại. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có những quan điểm, cách hiểu khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tài sản kê biên phải thuộc sở hữu của bị can, bị cáo và chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại45.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Luật quy định chỉ kê biên phần tài sản tương đương với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường, không bắt buộc tài sản kê biên phải đúng bằng số tiền phạt, tài sản bị tịch thu hoặc số tiền phải bồi thường mà có thể ít hoặc nhiều hơn số tiền bị phạt, tài sản có thể bị tịch thu hoặc số tiền phải bồi thường thiệt hại46.

Luật tố tụng hình sự quy định, chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc phải bồi thường thiệt hại và người tiến hành kê biên phải lập biên bản ghi rõ tên, tình trạng tài sản bị kê biên. Như vậy, trước khi áp dụng biện pháp KBTS, cơ quan tiến hành tố tụng phải ước tính mức tiền phạt, tài sản bị tịch thu, số tiền bồi thường thiệt hại là bao nhiêu sau đó mới xác định tài sản cần kê biên, kê biên bao nhiêu tài sản sao cho tương ứng với số tiền bị phạt, bị tịch thu, bồi thường thiệt hại theo quy định. Quy định này nhằm đảm bảo để thi hành án, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo không bị xâm phạm.

Trên thực tế cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc kê biên đối với một số tài sản có giá trị lớn hơn nhiều giá trị cần kê biên. Đối với một số chủ thể chỉ có duy nhất những tài sản lớn như bất động sản, công xưởng; tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất… thì việc kê biên các loại tài sản trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến với quyền và lợi ích của bị can, bị cáo. Cụ thể đối với tài sản chung theo phần, mỗi chủ sở hữu chung có phần quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình và các phần quyền sở hữu này được xác định đối với tài sản chung. Do đó, cơ quan có thẩm quyền có thể tách phần quyền và lợi ích của bị can, bị cáo để kê biên. Tuy nhiên, đối với các trường hợp tài sản bị kê biên thuộc sở hữu chung hợp nhất và phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không xác định đối với tài sản chung như tài sản vợ chồng chưa phân chia…cơ quan có thẩm quyền rất khó xác định phạm vi phần quyền sở hữu của các bị can, bị cáo đối với tài sản đó, cũng như việc kê biên các

45

Lê Đình Nghĩa, Kê biên tài sản, phong tỏa tài sản- Những vướng mắc và kiến nghị hoàn thiên, tạp chí tòa án, 24/09/2020, https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ke-bien-tai-san-phong-toa-tai-khoan-nhung-vuong -mac-va-kien-nghi-hoan-thien, truy cập ngày 07/09/2021, lúc 23:31.

46

Hoàng Thị Thanh Hoa, https://thads.moj.gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_ Detail.aspx?ItemID=173, truy cập ngày 14/07/2021, lúc 13:39.

tài sản nêu trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan.

Ví dụ như: Bị can Trần Đại T có thể bị bồi thường thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Qua xác minh bị cáo có lô đất diện tích 1000m vuông. Để đảm bảo thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp KBTS lô đất này. Vấn đề đặt ra ở đây là, cơ quan tiến hành tố tụng kê biên bao nhiêu m2 trong lô đất 1.000m2 để tương ứng với 5 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu định giá tài sản 1.000m2 đất. Nếu định giá xác định 1.000m2 đất có giá trị 5,1 tỷ thì cơ quan tiến hành tố tụng ra lệnh kê biên 1.000m2 đất và ghi vào biên bản tài sản kê biên 1.000 m2 và số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao cho bị can L hoặc người thân thích của bị can L bảo quản tài sản kê biên. Nhưng nếu định giá xác định 1.000m2 đất có giá trị 20 tỷ đồng thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được kê biên diện tích đất tương đương với số tiền 5 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 m2 đất và ghi vào biên bản tài sản kê biên là 250m2 trong lô đất 1.000m2 và số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao 250m2 đất này cho bị can L hoặc người thân thích của bị can L quản lý. Về lý thuyết chúng ta xác định được tài sản kê biên là 250m2 đất, nhưng thực tế việc xác định vị trí 250m2 để kê biên trong lô đất 1.000m2

lại không đơn giản, gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến khiếu nại bởi vì thực tế khi một mảnh đất chia ra làm nhiều lô nhỏ thì giá trị mỗi lô đất sẽ khác nhau khi giao dịch.

Hay như vụ án sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đã đặt ra câu hỏi KBTS sao cho không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những cá nhân có liên quan. Tháng 6/2018, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh KBTS gồm kê biên đất và tài sản gắn liền với đất tại quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng của ông Phan Văn Anh Vũ và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hiền tổng cộng 42 bất động sản (trị giá 3.519 tỷ đồng). Trong đó, 10 bất động sản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của Phan Văn Anh Vũ trong vụ án được kê biên để thu hồi và 32 bất động sản khác đứng tên Phan Văn Anh Vũ và vợ được kê biên để đảm bảo thi hành án. Theo đó, bà Hiền đã nhiều lần đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, bảo vệ quyền, lợi ích của mình đối với các tài sản bị kê biên có liên quan47.

47

Trần Anh Tuấn - Phan Anh, https://dangcongsan.vn/ban-doc/luat-su-cua-ban/ke-bien-phong-toa-tai-san- cua-cac-bi-can-la-phu-hop-575120.html, truy cập ngày 15/06/2021,

Như vậy, về phạm vi KBTS, hiểu như thế nào là “tương ứng”, cần hướng dẫn cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng cho thống nhất, tránh áp dụng tùy tiện, không thống nhất để đảm bảo quyền lợi của cá nhân, pháp nhân bị cưỡng chế

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 61)