Kinh nghiệm của một số nước về nghĩa vụ của người bào chữa

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 40)

Qua nghiên cứu nghĩa vụ người bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới, đối chiếu quy định nghĩa vụ người bào chữa của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chúng ta có một cái nhìn tổng quát để tiếp thu chọn lọc những điểm mới, những điểm tiến bộ phù hợp với hoàn cảnh nước ta trong xu thế hội nhập.

Đây được xem là những nội dung quan trọng cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thể hiện quan điểm cải cách tư pháp “cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựa đã đạt được của nền tảng tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội tương lai”.

- Nghĩa vụ có mặt của người bào chữa theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng:

Tại khoản 3 Điều 50 Bộ luật tố tụng Liên Bang Nga năm 2001 được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 04 tháng 07 năm 2003 về mời, thay đổi và chỉ định người bào chữa quy định: Trong trường hợp, người bào chữa được mời mà

không có mặt trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có quyền yêu cầu người bị tình nghi, bị can mời người bào chữa khác, nếu họ từ chối thì chỉ định người bào chữa26.

Căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng Liên Bang Nga trên chúng ta thấy nghĩa vụ của người bào chữa là có mặt theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, trường hợp vắng mặt thì cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu mời người bào chữa khác hoặc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội. Việc Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga quy định điều luật này nhằm mục đích bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo đảm hoạt động tố tụng của người bào chữa cũng như nâng cao trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng.

Đối chiếu quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam thì chưa quy định nội dung này. Do đó trong thực tiễn người bào chữa không thực hiện nghĩa vụ tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội và ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng.

Theo khoản 1 Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử”. Việc pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định như vậy là chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Nghiên cứu về nghĩa vụ của người bào chữa theo Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam nhận thấy có nhiều nét tương đồng, xuất phát từ mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp, và hệ thống pháp luật nước ta chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mô hình tố tụng hình sự Liên bang Xô viết.

Vì vậy, từ kinh nghiệm lập pháp theo khoản 3 Điều 50 Bộ luật tố tụng Liên Bang Nga năm 2001, pháp luật tố tụng hình sự nước ta nên vận dụng quy định này vào điều kiện hoàn cảnh phù hợp.

26

Dịch ra tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Nga, Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga được ĐuMa quốc gia thông qua ngày 22/11/2001 được Quốc hội phê chuẩn ngày 05/12/2001 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2002 cập nhật đến ngày 01/10/2006, Người dịch Lê Minh Tuấn- Bùi Quang Thạch.

- Nghĩa vụ bảo đảm công lý của người bào chữa:

Tại Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa năm 1996 quy định: Luật sư bào chữa và những người bào chữa khác không được giúp bị can, bị cáo che giấu, tiêu huỷ hoặc làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung, và không được đe doạ hoặc xúi giục nhân chứng sửa đổi lời khai của mình hoặc khai man hoặc tiến hành những hành vi khác để can thiệp vào tiến trình tố tụng của các cơ quan tư pháp; bất kỳ ai vi phạm các quy định nêu trên phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật27

.

Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa năm 1996 quy định điều luật này nhằm nghiêm cấm người bào chữa cũng như những người tham gia tố tụng khác, khi tham gia tố tụng không được thực hiện hành vi pháp luật cấm, bất kỳ ai vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam có điều chỉnh về hành vi này đối với người bào chữa, cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật”.

So sánh “không được thực hiện hành vi pháp luật cấm” của hai Bộ luật tố tụng hình sự cho thấy có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 hẹp hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa năm 1996.

Do điểm d khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 phạm vi điều chỉnh hành vi còn hẹp nên trong thực tiễn áp dụng còn gây ra nhiều vướng mắc khó giải quyết, như trường hợp người bào chữa có hành vi “môi giới” hối lộ (chạy án), có hành vi “tiêu hủy” chứng cứ, “thông cung” hoặc có hành vi lợi dụng quan hệ nhằm tác động, can thiệp vào tiến trình tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng.

Vì vậy, từ kinh nghiệm lập pháp theo Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa năm 1996, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nên tham khảo để vận dụng phù hợp vào pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của người bào chữa.

27

Dịch ra tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh đăng trên web http://chinacourt.org của Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ luật tố tụng hình sự được thông qua kỳ họp thứ tư đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 08 ngày 17/03/1996, Người dịch Nguyễn Vĩnh Long - Nguyễn Xuân Hà cùng Lê Tiến.

Kết luận chƣơng 1

Luận văn tác giả khái quát những vấn đề lý luận về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.

Đưa ra khái niệm về nghĩa vụ của người bào chữa là “hành vi bắt buộc mà người bào chữa phải thực hiện hoặc không được thực hiện vì lợi ích của người bị buộc tội và trước công lý”. Nêu đặc điểm nghĩa vụ của người bào chữa đó là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa người bào chữa với người bị buộc tội; bảo đảm lợi ích cho chủ thể có quyền tương ứng; góp phần bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng hình sự, nếu vi phạm người bào chữa phải chịu hậu quả trách nhiệm pháp lý.

Từ khái niệm và đặc điểm về nghĩa vụ của người bào chữa, tác giả nêu ý nghĩa về nghĩa vụ của người bào chữa đối với người buộc tội; đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; đối với hoạt động nghề nghiệp và đối với xã hội. Nhìn chung ý nghĩa nghĩa vụ của người bào chữa rất quan trọng đối với người bị buộc tội, bảo đảm hoạt động tố tụng hình sự cũng như đối với xã hội.

Cơ sở quy định nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tác giả nêu cơ sở lý luận về nghĩa vụ của người bào chữa để trả lời vì sao pháp luật tố tụng hình sự cần quy định nghĩa vụ của người bào chữa.

Cơ sở chính trị, pháp lý về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, đây là cơ sở mang tính tất yếu khách quan của việc quy định nghĩa vụ của người bào chữa. Tác giả căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị với Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị, Bộ luật tố tụng hình sự, pháp luật luật sư để phân tích làm rõ việc quy định nghĩa vụ của người bào chữa là mang tính tất yếu khách quan, và đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm cho người bào chữa khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan trong vụ án.

Cơ sở thực tiễn về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Đây là cơ sở thể hiện tính tuân thủ, vi phạm của người bào chữa khi tham gia tố tụng vẫn còn nhiều trên thực tế, gây ảnh hưởng đến lợi ích người bị buộc tội, công lý và hoạt động tố tụng.

Thông qua thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tác giả nêu kinh nghiệm lập pháp Việt Nam về nghĩa vụ của người bào

chữa theo Bộ luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ. Kinh nghiệm lập pháp về nghĩa vụ người bào chữa không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội; nghĩa vụ người bào chữa có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; nghĩa vụ người bào chữa không tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội; nghĩa vụ giao nộp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan tiến hành tố tụng.

Dựa trên kinh nghiệm việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa, nhà lập pháp Việt Nam sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta trong mỗi thời kỳ, nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của người bào chữa, bảo đảm quyền và lợi ích người bị buộc tội, bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng.

Qua nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới nhận thấy có một số quy định về nghĩa vụ của người bào chữa hữu ích, cần vận dụng vào pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Tác giả mạnh dạn đưa ra một số đề xuất về nghĩa vụ có mặt của người bào chữa theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, nghĩa vụ bảo đảm công lý của người bào chữa, mục đích nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nghĩa vụ của người bào chữa.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)