Tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 58)

sự Việt Nam

3.1.1. Tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam Việt Nam

Trong những năm qua tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự có nhiều chuyển biến tích cực. Người bào chữa ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình là người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, bằng cách tham gia tích cực, không ngại khó khăn, gian khổ tham gia vụ án nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người bị buộc tội cũng như góp phần làm rõ sự thật khách quan vụ án.

Người bào chữa luôn đặt nghĩa vụ, trách nhiệm lên hàng đầu khi tham gia tố tụng hình sự, với bản lĩnh và kinh nghiệm của mình người bào chữa đã mang lại nhiều kết quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người buộc tội.

Để bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội người bào chữa luôn tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người bào chữa thực hiện hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội, như sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội; không từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình mình đã đảm nhận nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải lý do trở ngại khách quan.

Thực tiễn những vụ án Hội đồng xét xử tuyên không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo đều có người bào chữa tham gia vụ án. Để được kết quả trên người bào chữa luôn tuân thủ và thực hiện tốt các hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

Hội đồng xét xử ra phán quyết tuyên bị cáo không phạm tội đó là một quá trình gian nan và đầy thách thức đối với người bào chữa, đòi hỏi người bào chữa

luôn đặt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình lên hàng đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.

Vụ án ông Đỗ Văn Hùng tuyên vô tội sau 04 năm ngồi tù. Do bán không đúng lô đất của mình, ông Đỗ Văn Hùng bị khởi tố và bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông tuyên phạt 14 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 diễn ra vào ngày 13/11/2018, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Đỗ Văn Hùng không phạm tội, trả tự do tại phiên tòa. Người bào chữa cho ông Đỗ Văn Hùng luật sư Bùi Quang Tuấn, Trưởng Văn phòng luật sư Hoài An35.

Phần lớn vụ án người bào chữa tham gia tố tụng đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình là người bảo vệ quyền lợi ích cho người bị buộc tội. Kết quả mang lại, nhiều phán quyết của Tòa án phù hợp với quan điểm và hướng đề xuất của người bào chữa.

Vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng. Tại phiên xét xử sơ thẩm lần đầu tháng 09 năm 2016 và phiên xét xử sơ thẩm lần hai tháng 6 năm 2017 nhiều ý kiến, quan điểm, kiến nghị, đề xuất từ phía người bào chữa bị cáo Phương Nga, luật sư Phạm Công Hùng, luật sư Nguyễn Văn Quynh, luật sư Nguyễn Văn Dũ được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp nhận như: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận tất cả chứng cứ mới mà các luật sư, các đương sự trình bày ở phiên tòa và niêm phong để thẩm định lại; đề nghị Hội đồng xét xử đồng ý cho các bên trình bày quan điểm không giới hạn thời gian; đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để điều tra bổ sung lại; kiến nghị Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp thay đổi biện pháp ngăn chặn từ biện pháp tạm giam sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú36.

Vụ án Hoàng Công Lương chạy thận làm 9 người chết tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 15/05/2018, có 10 luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương là Luật sư Hoàng Văn Hướng, luật sư Nguyễn Chiến, Luật sư Lê Văn Thiệp, luật sư Trần Hồng Phúc và các luật sư đồng nghiệp khác. Tại phiên tòa nhiều ý kiến, quan điểm, kiến nghị của người bào chữa được Hội đồng xét xử sơ thẩm được chấp nhận như: Các chứng cứ buộc tội, chứng cứ vô tội đối với Hoàng Công Lương chưa được thu thập đầy đủ; kiến nghị làm rõ việc có

35

Cao Nguyên, Được tuyên vô tội sau 04 năm bị giam, Đường dẫn https://nld.com.vn/thoi-su/duoc-tuyen-vo- toi-sau-hon-4-nam-bi-giam-20181121211107124.htm, Thời điểm truy cập ngày 22/11/2018.

36

Tâm Lụa, Hoa hậu Phương Nga được tại ngoại, điều tra bổ sung vụ án, Đường dẫn https://tuoitre.vn/xem-xet- nhieu-chung-cu-moi-trong-vu-an-hoa-hau-phuong-nga-1340500.htm, Thời điểm truy cập ngày 29/06/2017.

hay không sự đối phó với cơ quan điều tra và đổ trách nhiệm cho bác sĩ Hoàng Công Lương; có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với ông Trương Qúy Dương nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, ông Đỗ Anh Tuấn Giám đốc Công ty Thiên Sơn, ông Trần Văn Thắng Trưởng phòng vật tư Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình; đề nghị Tòa án không chấp nhận cáo buộc Viện kiện kiểm sát nhân dân thành phố Hòa Bình về tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả đối với Hoàng Công Lương; đề nghị Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hòa Bình để điều tra bổ sung lại37.

Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự có nhiều vụ oán oan sai được Nhà nước thừa nhận, minh oan và bồi thường cho nạn nhân.Trong đó vai trò của người bào chữa trong việc phát hiện và tham gia xử lý những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng. Người bào chữa không chỉ có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, mà còn có vai trò phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, hạn chế những sai sót chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Vụ án Hàn Đức Long; vụ án Đặng Thị Nga cùng các con; vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Người bào chữa tham gia vụ án nêu trên là luật sư Nguyễn Thị Nga thuộc Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh.

Việc phát hiện và xử lý đối với những vụ án oan sai không hề dễ nhàng. Xuất phát từ chỗ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với tư cách là nhân danh quyền lực Nhà nước đã buộc tội đối với người bị buộc tội. Họ luôn bảo vệ quan điểm của mình và khi bảo vệ quan điểm của mình thì ít nhiều gây khó khăn cho người bào chữa, hơn nữa những vụ án oan sai đều thường diễn ra trong thời gian dài, việc thu thập chứng cứ rất khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sứ mệnh duy nhất là người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, người bào chữa đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình không quản ngại khó khăn thử thách tham gia giải quyết vụ án nhằm tìm sự thật khách quan vụ án, không làm oan người vô tội.

Ngoài ra tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa đối với công lý và hoạt động tố tụng hình sự luôn được bảo đảm thực hiện. Thực tiễn rất ít trường hợp người bào chữa bị xử lý hành vi “mua chuộc”, “cưỡng ép” hoặc “xúi giục” người

37

Trần Hảo, Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ chạy thận làm chết người ở Hòa Bình, Đường dẫn https:// nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/tra-ho-so-dieu-tra-bo-sung-vu-chay-than-lam-chet-nguoi-o-hoa-binh -326 210. Thời điểm truy cập ngày 05/06/2018.

khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Việc bảo đảm hoạt động tố tụng của người bào chữa được tuân thủ, có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trường hợp vắng mặt thì làm đơn xin hoãn.

Nhìn chung tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam trong những năm qua có nhiều kết quả đạt được. Người bào chữa luôn tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bị buộc tội, trước công lý và trước hoạt động tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)