Nghĩa vụ của người bào chữa bảo đảm hoạt động tố tụng

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 55)

- Người bào chữa có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng:

Theo điểm đ khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát”.

Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án đây được xem vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người bào chữa. Sự có mặt của người bào chữa cũng nhằm bảo đảm tranh tụng trong giải quyết vụ án.

Ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, sự có mặt của người bào chữa không chỉ góp phần chứng minh vụ án, bảo đảm sự ổn định tâm lý của người bị buộc tội mà còn bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được hợp pháp. Ví dụ, sự có mặt của người bào chữa trong các hoạt động tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Trong giai đoạn xét xử, sự có mặt của người bào chữa đặc biệt quan trọng bởi đây là giai đoạn giải quyết toàn diện các vấn đề của vụ án.

Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã đảm nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa32. Quy định này nhằm đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn theo luật định tránh tình trạng kéo dài, và nhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trước người buộc tội và trước pháp luật.

Phiên tòa là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình tố tụng: Ở đây mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết

32

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Tại phần tranh tụng, người bào chữa trình bày ý kiến, quan điểm giải quyết vụ án trước nội dung buộc tội của Viện kiểm sát, để làm rõ sự thật khách quan vụ án, từ đó Hội đồng xét xử có một cách nhìn khách quan trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

Trường hợp người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa thì thiếu đi tính tranh tụng trong xét xử. Tính tranh tụng thể hiện khi Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội còn người bào chữa thực hiện chức năng gỡ tội, hai chức năng có định hướng xung đột, đối trọng với nhau. Chỉ khi có tranh tụng mới làm rõ sự thật khách quan của vụ án, thiếu tranh tụng thì khó có thể làm rõ sự thật khách quan của vụ án và giải quyết đúng đắn vụ án.

Quy định này phù hợp với Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian tới “phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn nhất định”, và phù hợp theo Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

Tránh trường hợp người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa, pháp luật tố tụng hình sự quy định người bào chữa có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Quy định này cũng nhằm bảo đảm hoạt động tố tụng và bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.

Trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ yêu cầu người bào chữa có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung thêm “trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì

phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát”, đây được xem là điểm mới về nghĩa vụ của người bào chữa.

Những trường hợp chỉ định theo khoản 1 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, là những trường hợp đặc thù, do tính chất và hậu quả phạm tội hoặc do hạn chế năng lực nhận thức, năng lực hành vi. Những trường hợp này cần có sự bảo vệ, trợ giúp pháp lý trong suốt trong quá trình tố tụng nên pháp luập quy định, dù họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tố tụng hình sự phải chỉ định người bào chữa để đảm bảo quyền bào chữa cho họ. Pháp luật tố tụng quy định người bào chữa phải có nghĩa vụ theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội.

Theo điểm c khoản 2 Điều 21 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về nghĩa vụ luật sư “tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu”.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa, nhằm bảo đảm hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.

- Không được tiết lộ bí mật điều tra:

Theo điểm e khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Khi tham gia tố tụng hình sự pháp luật quy định cho người bào chữa những quyền quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Thông qua các quyền này người bào chữa có điều kiện tiếp xúc hồ sơ vụ án, những thông tin liên quan đến hoạt động tố tụng. Những thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Nếu người bào chữa tiết lộ ra ngoài gây ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng hình sự cho việc chứng minh tội phạm, người phạm tội và cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Theo quy định của pháp luật bí mật điều tra bao gồm:

Bí mật Nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,

kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam33

.

Bí mật Nhà nước trong lĩnh vực điều tra của Bộ Công an gồm những thông tin về điều tra vụ án hình sự, từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi có kết luận điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân.

Ngoài ra, còn những thông tin, tài liệu khác về hoạt động điều tra, những thông tin khác về bí mật công tác và bí mật công tác quân sự, nếu tiết lộ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra vụ án, tạo điều kiện cho người phạm tội lẩn trốn, đối phó lại công tác điều tra hoặc sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước cũng cần giữ bí mật.

Khi tham gia tố tụng hình sự, người bào chữa có nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa. Người bào chữa tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật34

.

Không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để thực hiện nghĩa vụ bào chữa, pháp luật tố tụng hình sự quy định cho người bào chữa thực hiện các quyền như ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, nhưng người bào chữa chỉ được phép sử dụng những tài liệu, đồ vật này cho mục đích bào chữa cho người bị buộc tội mà không dùng vào mục đích khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Pháp luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa nhằm bảo đảm hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hơn nữa, việc quy định nghĩa vụ này nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng, không được thực hiện những hành vi do pháp luật tố tụng hình sự cấm.

33

Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000. 34

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của người bào chữa. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ các nghĩa vụ được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng tố hình sự 2015 cũng như quy định pháp luật khác có liên quan.

Quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của người bào chữa, đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.

Nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa đối với người bị buộc tội, bảo đảm công lý và bảo đảm hoạt động tố tụng. Tác giả phân chia nghĩa vụ của người bào chữa thành các đối tượng khác nhau.

Nghĩa vụ người bào chữa đối với người bị buộc tội: Nghĩa vụ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội; trợ giúp cho người bị buộc tội về mặt pháp lý; không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội, đây được xem là nghĩa vụ quan trọng của người bào chữa đối với người bị buộc tội. Để làm rõ các nghĩa vụ này tác giả căn cứ vào quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 và các văn bản quy định khác để phân tích làm rõ. Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định những nghĩa vụ này đối với người bào chữa là nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm, bổn phận của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.

Nghĩa vụ bào chữa bảo vệ bí mật cá nhân cho người bị buộc tội: Bào chữa cho người bị buộc tội là nghĩa vụ và trách nhiệm của người bào chữa. Bên cạnh đó người bào chữa phải có nghĩa vụ giữ bí mật cá nhân cho người bị buộc tội. Pháp luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ này nhằm nâng cao trách nhiệm của người bào chữa đối với người bị buộc tội, không được thực hiện những hành vi do pháp luật tố tụng hình sự cấm.

Nghĩa vụ bảo đảm công lý và bảo đảm hoạt động tố tụng: Ngoài nghĩa vụ bào chữa cho người bị buộc tội, khi tham gia tố tụng hình sự người bào chữa phải có nghĩa vụ bảo đảm công lý và bảo đảm hoạt động tố tụng.

Pháp luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa nhằm mục đích bảo đảm công lý được thực thi, tránh trường hợp người bào chữa không tôn trọng sự thật, dẫn đến làm sai lệch sự thật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích người bị buộc tội và ảnh hưởng đến giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bảo đảm hoạt động tố tụng hình sự của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng không được thực hiện những hành vi pháp luật cấm. Bảo đảm quyền và lợi ích pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi tham gia tố tụng người bào chữa phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trước công lý và bảo đảm hoạt động tố tụng trước cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng đó là nghĩa vụ người bào chữa phải tuân thủ.

Nhìn chung quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của người bào chữa được thể hiện đầy đủ, bên cạnh pháp luật tố tụng hình sự thì pháp luật luật sư và luật trợ giúp pháp lý cũng như các văn bản pháp luật khác điều chỉnh về nghĩa vụ người bào chữa tương đối thống nhất. Đây là cơ sơ pháp lý để người bào chữa bảo đảm thực hiện hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng hình sự.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)