2.1.1. Nghĩa vụ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội buộc tội
- Người bào chữa thực hiện hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội:
Theo điểm a khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”.
Khi tham gia tố tụng hình sự, người bào chữa được xem là một trợ thủ đắc lực về pháp lý cho người bị buộc tội. Pháp luật tố tụng hình sự quy định cho người bào chữa sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết trong vụ án nhằm xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Người bào chữa là chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích người bị buộc tội, thông qua chức năng này người bào chữa có trách nhiệm đưa quan điểm, ý kiến để chứng minh người bị buộc tội vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Khi tham gia tố tụng hình sự pháp luật quy định cho người bào chữa những quyền như: Gặp, hỏi người bị buộc tội; có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung của bị can; có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động điều tra khác; thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan; đọc, ghi chép và sao chụp các tài liệu trong hồ sơ vụ án; tham gia hỏi tranh luận tại phiên tòa và thực hiện nhiều quyền khác theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Việc pháp luật quy định cho người bào chữa những quyền là nhằm để giúp người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những quyền này chính là biện pháp mà pháp luật cho phép người bào chữa sử dụng, để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ “sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định” của người bào chữa là một vấn đề quan trọng. Bởi lẽ, người bào chữa phải tự mình biết được giới hạn mà pháp luật đã xác lập cho mình các quyền và nghĩa vụ để thái độ và cách hành xử đúng mực, có thái độ tôn trọng các cơ quan, người tiến hành tố tụng, thực hiện tận tâm trách nhiệm sứ mạnh của người bào chữa. Trong một số trường hợp, người bào chữa cho rằng những hành vi của mình có thể thực hiện theo nguyên tắc được làm những gì mà pháp luật không cấm, nhưng nó lại có thể bị chế ước bởi Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Do đó, nội hàm của “mọi biện pháp mà pháp luật quy định” được hiểu theo nghĩa rộng của cụm từ này và trách nhiệm của người bào chữa chính là phải tự điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp.Việc hiểu biết sâu sắc, vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các quy định của pháp luật và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao ý thức tự giác của người bào chữa trong việc chấp hành các nghĩa vụ pháp luật và đạo đức28.
Người bào chữa chỉ được sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật tố tụng, tức là người bào chữa không được sử dụng các biện pháp trái luật làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan vụ án. Không được sử dụng các biện pháp trái pháp luật như “mua chuộc”, “cưỡng ép”, “xúi giục” người tham gia tố tụng (người làm chứng, người giám định, người dịch thuật, người định giá tài sản) hoặc người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
Theo khoản 4 Điều 5 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định nguyên tắc hành nghề luật sư “sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng” .
Đối chiếu quy định điểm a khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 với khoản 4 Điều 5 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 cho ta thấy nghĩa vụ của người bào chữa có sự đồng bộ, thống nhất nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội và nâng cao trách nhiệm của người bào chữa.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa, nhằm buộc người bào chữa phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình, hạn chế tình trạng người bào chữa không nhiệt tình, bào chữa qua loa, bào chữa cho có, không đem lại sự trợ giúp đáng kể cho người bị buộc tội. Thực trạng này xuất phát
28
từ chỗ, người bào chữa không có tâm vì chạy theo một lợi ích nào đó mà quên đi bổn phận thiên chức của mình, là phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.
- Trợ giúp cho người bị buộc tội về mặt pháp lý:
Theo điểm b khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Đây được xem là nghĩa vụ đương nhiên của người bào chữa đối với người bị buộc tội.
Người bào chữa là người được đào tạo bài bản về chuyên ngành luật, am hiểu pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật và các hoạt động xã hội. Trong khi đó người bị buộc tội thường là người không am hiểu pháp luật, nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế, luôn trong thế bị động về mặt pháp lý, tâm lý bất ổn đối với người tiến hành tố tụng nên người bị buộc tội khó có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhằm bảo đảm quyền bào chữa tốt hơn cho người bị buộc tội, họ cần người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích.
Để giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trước hết người bào chữa phải hiểu rõ hoàn cảnh, nhân thân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người bị buộc tội, từ đó xây dựng niềm tin với người bị buộc tội cùng họ tìm kiếm bản chất sự thật khách quan vụ án.
Bằng kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình người bào chữa luôn lắng nghe với thái độ chân thành, cảm thông và chia sẻ những khó khăn hoàn cảnh từ phía người bị buộc tội. Để giúp người bị buộc tội nắm bắt và hiểu rõ hơn về những vấn đề pháp luật liên quan đến hành vi phạm tội của họ, người bào chữa giải thích quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác.
Bên cạnh đó người bào chữa cần giải thích các dấu hiệu liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội, đưa ra những quy định pháp luật có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội của họ, đưa ra những giải pháp có lợi cho người bị buộc tội, thống nhất quan điểm bào chữa, và giải đáp những thắc mắc những vần đề pháp luật khi người bị buộc tội cần.
Khi giúp người bị buộc tội về pháp lý mà người bào chữa phát hiện người bị buộc tội bị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng “ép cung”, “mớm cung” hoặc có hành vi vi phạm thủ tục tố sự khác thì người bào chữa cần tư vấn, giải thích để giúp người bị buộc tội khiếu nại hoặc tố cáo đối với hành vi vi phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho họ.
Theo điểm d khoản 2 Điều 21 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định nghĩa vụ luật sư “thực hiện trợ giúp pháp lý”. Theo Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định “trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”.
Để giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, người bào chữa luôn làm đúng trách nhiệm của mình là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội.
Pháp luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.
- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội:
Theo điểm c khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lí do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan”.
Người bào chữa được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị bội tội. Trong trường hợp người bào chữa được người buộc tội nhờ bào chữa thì hai bên xác lập hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hợp đồng dịch vụ pháp lý được xem là văn bản thỏa thuận giữa người bào chữa với người bị buộc tội về phạm vi mà người bào chữa cung cấp theo yêu cầu. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự, nội dung hợp đồng bao gồm các điều khoản: Tên, địa chỉ; nội dung yêu cầu, thời hạn thực hiện; quyền và nghĩa vụ các bên; phương thức tính thù lao; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp và một số điều khoản khác.
Trong hợp đồng được ký kết giữa người bào chữa với người bị buộc tội điều khoản không thể thiếu đó là quyền và nghĩa vụ các bên. Đây là điều khoản rất quan trọng dùng để ràng buộc pháp lý các bên, các điều khoản này phải phù hợp với quy định Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có điều chỉnh khác. Trường hợp giữa người bào chữa và người bị buộc tội có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, thì một trong hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, và phải thông báo cho bên kia biết trước về thời gian hợp lý trước khi chấm dứt hợp đồng.
Khi người bị buộc tội tìm đến người bào chữa nhờ người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bị buộc tội tin tưởng vào sự uy tín, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của người bào chữa. Đáp lại sự tin tưởng đó người bào chữa phải luôn cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với người bị buộc tội.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, người bào chữa có quyền từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu vì lý do “bất khả kháng” hoặc “do trở ngại khách quan”. Lý do bất khả kháng ở đây được hiểu là những việc, tình huống, sự kiện diễn ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình29.
Việc người bào chữa có quyền từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Đây là quy định hợp lý, vì người bào chữa trong điều kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì không thể làm khác được nên có quyền từ chối bào chữa. Bên cạnh đó việc quy định này phù hợp với quy tắc 11, 13, 15 Bộ quy tắc đạo và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 trong một số trường hợp luật sư có quyền từ chối nhận vụ việc khách hàng.
Thiên chức của người bào chữa là giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và không được từ chối bào chữa cho
29
Khoản 3, 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBVXH ngày 21/12/2018.
người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải lý do trở ngại khách quan. Đó chính là bản lĩnh của người bào chữa vượt qua những trở ngại, khó khăn để giúp đỡ có hiệu quả cho khách hàng của mình. Trong quá trình hành nghề, người bào chữa thường gặp rất nhiều tình huống khiến cho ý chí và nhận thức của họ bị tác động do các mối quan hệ xã hội chi phối, thậm chí bi quan, nản chí khi gặp hoàn cảnh khó khăn trở ngại. Người bào chữa cùng với việc xác định đúng trách nhiệm nghề nghiệp, có tấm lòng yêu thương con người, cần chia sẽ, cảm thông những hoàn cảnh, số phận bị vướng vào vòng lao lý, để kiên trì tham gia tố tụng với niềm tin và tin thần xả thân gánh vác, chia sẻ những khó khăn mà khách hàng, gia đình của họ gặp phải30.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa, là nhằm nâng cao trách nhiệm của người bào chữa khi đảm nhận việc bào chữa cho người bị buộc tội hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định. Tránh trường hợp khi người bào chữa đã đảm nhận bào chữa, tham gia tố tụng và tiếp xúc vụ án, nắm bắt vụ án rồi đơn phương từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý của người bị buộc tội.