Giải pháp khác bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 87)

- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa:

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư. Kết quả thực hiện chỉ thị cho thấy nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, xã hội về

56

vị trí, vai trò của luật sư và hành nghề luật sư đã có nhiều chuyển biến, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy hoạt động luật sư phát triển.

Chất lượng tham gia tố tụng của luật sư có tiến bộ rõ rệt, nhiều ý kiến tranh luận của luật sư đã được Hội đồng xét xử ghi nhận, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng ở một số địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm thỏa đáng, chưa có giải pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến luật sư và hành nghề luật sư, tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư có đủ phẩm chất, năng lực góp phần vào quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các tổ chức hoạt động luật sư, khen thưởng cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Giải pháp này giúp nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa.

- Giải pháp triển khai quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Đoàn luật sư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa:

Mặc dù, ngày 10/10/2019, Bộ công an ban hành Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa, thay thế Thông tư số 70/2011/TT-BCA.

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động người bào chữa còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong quá trình tham tố tụng. Một trong trở ngại đó là xuất phát từ phẩm chất đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các chủ thể tiến hành tố tụng.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất cần có cơ chế định kỳ hàng năm Ban Nội chính Tỉnh ủy cùng Sở tư pháp chủ trì mời các cơ quan tiến hành tố tụng, Đoàn luật sư cùng các ngành liên quan để xây dựng các quy chế phối hợp, trao đổi, tham vấn thực thi pháp luật. Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng ngành cũng như nâng

cao trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, Đoàn luật sư và các ngành liên quan. Thông qua đó tháo dỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật. Nâng cao việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa và tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động nghề nghiệp của người bào chữa.

Giải pháp này giúp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cũng như bảo đảm hoạt động hành nghề của người bào chữa.

- Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bào chữa cho người bị buộc tội, bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng.

Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là nghĩa vụ bắt buộc của người bào chữa (luật sư). Theo đó, Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.

Thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm theo Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15/03/2019, đây là con số quá ít so với nội dung, hình thức bồi dưỡng, từng đó thời gian một năm luật sư không thể nào bồi dưỡng hết.

Những quy định này chưa thực sự đi vào thực tiễn mà mang nặng tính hình thức. Ý thức trách nhiệm tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của một số luật sư chưa có.

Mặc dù thông tư quy định luật sư có hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật, nhưng trên thực tế Đoàn luật sư rất ít khi xử lý luật sư có hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.

Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị Bộ tư pháp sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2019/ TT-BTP ngày 15/03/2019 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư theo hướng, tăng thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu 02 ngày làm việc/năm (16 giờ trên/năm). Người bào chữa có hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng thì cần phải xứ lý nghiêm, trường hợp Đoàn luật sư không xử lý thì Liên đoàn luật sư Việt Nam cần phải xử lý trách nhiệm của Đoàn luật sư.

Giải pháp này giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người bào chữa, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bào chữa đối với người bị buộc tội, bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng.

- Giải pháp nâng cao đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người bào chữa để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa:

Với người bào chữa, đạo đức được đặt trên hết. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2019 quy định “luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp”.

Trách nhiệm của người bào chữa là giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không có lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan. Để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình người bào chữa phải có đạo đức trong sáng, liêm chính sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định giúp người bị buộc tội, xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết làm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam đề cao vai trò đạo đức của luật sư “với luật sư, đạo đức được đặt trên hết”. Tuy nhiên, thực tế có một số luật sư chạy theo lợi ích vật chất, tinh thần mà vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, có trường hợp còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15/03/2019 quy định tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, nội dung bồi dưỡng bao gồm “đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư”. Việc thông tư quy định như vậy mang tính tùy nghi, vì ngoài nội dung, hình thức đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư còn nhiều nội dung khác được bồi dưỡng. Do đó, hàng năm Đoàn luật sư các tỉnh có thể không tổ chức bồi dưỡng đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư mà tổ chức bồi dưỡng nội dung khác.

Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị Bộ tư pháp bổ sung Thông tư số 02/2019/TT- BTP ngày 15/03/2019 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, là hàng năm bắt buộc bồi dưỡng 04 giờ/năm đối với nội dung “đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư”.

Giải pháp này giúp nâng cao đạo đức và trách nhiệm của người bào chữa, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa đối với người bị buộc tội.

Kết luận chƣơng 3

Luận văn đánh giá thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam dựa trên phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích tình huống pháp lý điển hình.

Để chứng minh luận điểm của mình về tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tác giả dựa trên cơ sở thực tiễn tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa, đưa ra những tình hình pháp lý điển hình để tổng hợp, phân tích và đánh giá.

Tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa nhìn chung có nhiều kết quả đạt được trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, xuất phát từ người bào chữa luôn ý thức được nghĩa vụ, bổn phận của mình là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Người bào chữa luôn tuân thủ việc thực hiện hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội, kết quả phần lớn những vụ án bị cáo tuyên không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo có người bào chữa tham gia; nhiều phán quyết của Tòa án phù hợp với quan điểm và hướng đề xuất của người bào chữa; những vụ án oan sai có người bào chữa phát hiện và tham gia xử lý. Ngoài bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, người bào chữa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng.

Để đạt được những kết quả trên người bào chữa ngoài tuân thủ thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật tố tụng hình sự, người bào chữa còn phải luôn đặt lương tâm và trách nhiệm của mình lên hàng đầu là người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, người bào chữa tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa còn nhiều hạn chế. Việc này xuất phát từ ý thức thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội, hoạt động tố tụng và chức năng của người bào chữa.

Dựa trên thực tiễn hạn chế của việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa, tác giả phân tích tình huống pháp lý điển hình để chỉ ra những hạn chế mà người bào chữa vi phạm nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hình sự. Một số phiên tòa hình sự người bào chữa xin vắng mặt tại phiên tòa; người bào chữa vi phạm nghĩa vụ không tôn

trọng sự thật, xúi giục người khác khai báo gian dối; người bào chữa vi phạm nghĩa vụ không trợ giúp pháp lý đáng kể cho người bị buộc tội; người bào chữa vi phạm nghĩa vụ làm sáng tỏ những tình tiết vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội; người bào chữa vi phạm tiết lộ thông tin về vụ án về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa; người bào chữa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thông qua hạn chế việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa.

Người bào chữa chưa nhận thức được vị trí, vai trò của mình là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chưa có kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức quản lý người bào chữa chưa xử lý quyết liệt đối với hành vi phạm pháp luật của người bào chữa; chưa có những biện pháp xử lý cụ thể thế nào đối với người bào chữa vi phạm nghĩa vụ; việc chứng minh người bào chữa vi phạm trong bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý rất khó, trừ khi có chứng cứ cung cấp chứng cứ giả; một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác về người bào chữa còn mâu thuẫn, chưa thống nhất; một bộ phận cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đúng về vị trí và vai trò của người bào chữa; nhận thức người bị buộc tội về người bào chữa còn nhiều hạn chế.

Qua phân tích thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, nguyên nhân hạn chế của việc thực hiện của người bào chữa, bám sát mục đích nghiên cứu. Tác giả đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nghĩa vụ người bào chữa và giải pháp khác bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa.

KẾT LUẬN

Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về nghĩa vụ của người bào chữa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội, bảo đảm công lý, bảo đảm hoạt động tố tụng và nâng cao trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự.

Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích nhận thức đầy đủ hơn nghĩa vụ của người bào chữa cũng như đưa ra kiến nghị các giải pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt nam. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tình huống pháp lý điển hình để nghiên cứu nhằm hoàn thành luận văn “Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”.

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam không đưa ra khái niệm nghĩa vụ của người bào chữa, nhưng dựa trên quy định của pháp luật dân sự, từ điển luật học, chuyên gia luật học tác giả đưa ra khái niệm về nghĩa vụ của người bào chữa. Nghĩa vụ của người bào chữa là hành vi bắt buộc mà người bào chữa phải thực hiện hoặc không được thực hiện vì lợi ích của người bị buộc tội và trước công lý.

Để hiểu hơn về nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam tác giả trình bày đặc điểm nghĩa vụ của người bào chữa, đó là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa người bào chữa với người bị buộc tội, bảo đảm lợi ích cho chủ thể có quyền tương ứng, bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng hình sự, nếu vi phạm người bào chữa phải chịu hậu quả trách nhiệm pháp lý.

Tác giả phân tích ý nghĩa nghĩa vụ của người bào chữa đối với người bị buộc tội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nghĩa vụ của người bào chữa cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt động của mình người bào chữa giám sát hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, phát hiện những vi phạm về tố tụng, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành khách quan, chính xác theo đúng quy định của pháp luật. Đối với xã hội thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa, người bào chữa góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho xã hội. Bên cạnh đó đối với nghề nghiệp việc thực hiện nghĩa vụ góp phần góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức ứng xử nghề nghiệp.

Do đó, nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam có ý

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)