khách quan vụ án. Vì nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của người bào chữa nên một số người tiến hành tố tụng gây cản trở hoạt động của người bào chữa. Bên cạnh đó một số người tiến hành tố tụng năng lực trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, thoái hóa biến chất vì lợi ích đã có hành vi nhận hối lộ làm sai lệch hồ sơ nhằm bỏ lọt tội phạm dẫn đến mất niềm tin của Đảng, Nhà nước và người dân. Từ những nguyên nhân khách quan trên đã gây ảnh hưởng việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa, người bào chữa không thể bảo đảm tốt nhất việc sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm trách nhiệm hình sự, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, và bảo đảm công lý và hoạt động tố tụng.
+ Nhận thức người bị buộc tội về người bào chữa vẫn còn nhiều hạn chế. Một số người bị buộc tội vẫn chưa nhận thức được vị trí, vai trò người bào chữa, đặc biệt một số trường hợp còn bất đồng quan điểm hướng bào chữa. Nguyên nhân là do một phần tác động từ phía người tiến hành tố tụng muốn gây khó khăn đối với người bào chữa, một phần do trình độ nhận thức pháp luật của người bị buộc tội còn hạn chế. Vì vậy, từ nguyên nhân này giữa người bào chữa với người bị buộc tội không có tiếng nói chung dẫn đến người bào chữa không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự tụng hình sự
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nghĩa vụ của người bào chữa bào chữa
- Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ không tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa:
Theo khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”.
Về hình thức lần đầu tiên Bộ luật hình sự Việt Nam thể hiện quyền miễn trừ trách nhiệm của người bào chữa đối với hành vi không tố giác trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, việc quy định tại khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã mâu thuẫn với điểm g khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa có nghĩa vụ “không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản”, điểm c khoản 1 Điều 9 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về các hành vi nghiêm cấm“tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Tương tự, quy tắc 07 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành ngày 13/12/2019 quy định về giữ bí mật thông tin “luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó việc quy định khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 gây nhiều bất cập, không phù hợp với tính chất đặc thù của nghề luật sư, không bảo đảm nguyên tắc quyền bào chữa, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
Từ những vướng mắc trên một số chuyên gia nhà nghiên cứu luật học đưa ra ý kiến, quan điểm:
Theo Giáo sư, tiến sỹ Lê Hồng Hạnh: “Việc tôn trọng nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp được quy định trong cả những lĩnh vực khác. Ví dụ, Luật trọng tài thương mại năm 2010 không buộc trọng tài viên phải tố giác hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội mà trọng tài viên biết được từ những thông tin mà các bên cung cấp. Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH13 cũng không quy định nghĩa vụ của linh mục phải tố giác tội phạm tội mà họ biết được qua các nghi lễ xưng tội, rửa tội. Điều này cho thấy vẫn có những ngoại lệ mà pháp luật dành cho một số nghề nghiệp hoặc những hoạt động xã hội đặc thù.Thử hình dung xem xã hội sẽ phản ứng như thế nào nếu chúng ta quy định trong Bộ luật hình sự linh mục phải tố giác hành vi phạm tội của tín đồ mà họ biết được từ nghi lễ xưng tội, rửa tội, dù đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng. Có người lập luận rằng trước khi làm nghĩa vụ luật sư thì hãy làm nghĩa vụ công dân. Liệu có thể đặt vấn đề trước
khi làm nghĩa vụ tôn giáo, linh mục trước hết phải làm nghĩa vụ của công dân, tức là phải tố giác tội phạm của người xưng tội50”.
Theo luật sư Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao): “Cần miễn trừ cho luật sư nghĩa vụ phải tố giác thân chủ, đồng thời bổ sung vào Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụm từ trừ các tội liên quan đến an ninh quốc gia. Bởi hiến pháp đã quy định việc bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân. Luật sư cũng như mọi người khác đều phải có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia51”.
Theo Đại biểu Quốc Hội Đỗ Ngọc Thịnh (Chủ tịch liên đoàn luật sư Việt Nam): “Việc quy định như vậy không chỉ ảnh hưởng tới các luật sư tham gia bào chữa mà còn ảnh hưởng tới cả đội ngũ luật sư và nghề luật sư. Chính vì vậy, theo ý kiến cá nhân, ông đề nghị cần khoanh lại những tội phạm nào mà luật sư cần tố giác tội phạm, và đồng ý các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có thể luật sư vẫn phải tố giác tội phạm khi họ chưa thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện. Đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đang quy định tới 70 tội, ông đề nghị chỉ khoanh lại khoảng 13 tội52.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến (Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội – Đại biểu Quốc Hội) đề nghị loại bỏ chủ thể luật sư ra khỏi khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự. Quy định này là vi hiến và xung đột với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Mặt khác, Điều 19 Bộ luật hình sự còn làm đảo lộn giá trị nghề luật sư trong xã hội, vì bản chất nghề luật sư là bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
“luật sư đi tố giác thân chủ khác nào cha đạo đi tố con chiên vừa xưng tội. Chỉ một vụ luật sư tố giác thân chủ thôi, xã hội có còn tin để nhờ luật sư bào chữa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ nữa hay không53”.
Theo Tiến sỹ, luật sư Phan Trung Hoài: “Trên cơ sở tình hình tội phạm ở nước ta thời gian qua, Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng trong tương lai pháp
50
Lê Hồng Hạnh, Luật sư có nghĩa vụ tố giác thân chủ - sẽ là bước lùi tư pháp hình sự, Đường dẫn https://www.nguoiduatin.vn/ls-co-nghia-vu-to-giac-than-chu-se-la-buoc-lui-cua-tu-phap-hinh-su-
a327645.html. Thời điểm truy cập ngày 01/06/2017. 51
Phương Loan, Biết thân chủ giết người luật sư không tố cáo ?, Đường dẫn https://plo.vn/phap-luat/biet- than-chu-giet-nguoi-luat-su-van-khong-to-cao-701572.html, Thời điểm truy cập ngày 13/05/2017.
52
Thành Nam, Quy định luật sư phải tố giác thân chủ đi ngược lại thiên chức người bào chữa, Đường dẫn https://www.tienphong.vn/phap-luat/quy-dinh-luat-su-phai-to-giac-than-chu-di-nguoc-thien-chuc-nguoi-bao- chua-1152870.tpo, Thời điểm truy cập ngày 27/05/2017.
53
Thành Nam, Quy định luật sư phải tố giác thân chủ đi ngược lại thiên chức người bào chữa, Đường dẫn https://www.tienphong.vn/phap-luat/quy-dinh-luat-su-phai-to-giac-than-chu-di-nguoc-thien-chuc-nguoi-bao- chua-1152870.tpo, Thời điểm truy cập ngày 27/05/2017.
luật nên quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tiết lộ thông tin về tội phạm giết người (quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia54”.
Trên cở sở đó, tác giả đề xuất bổ sung vào Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết được khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản hoặc các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người”.
Tác giả đề xuất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể làm rõ nội hàm của khái niệm “biết rõ” người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tác giả đồng quan điểm với Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng, khái niệm “biết rõ” chỉ nên quy định người bào chữa có thể tiết lộ thông tin đối với các hành vi bị coi là tội phạm nếu “biết rõ, có căn cứ chứng minh và cần thiết phải ngăn ngừa hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể xảy ra”.
Giải pháp này giúp thống nhất quy định về nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật luật sư và các văn bản pháp luật khác. Ngoài ra, còn thu hẹp phạm vi các tội danh thuộc trường hợp người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố giác tội phạm, cũng như hạn chế rủi ro nghề nghiệp của người bào chữa.
- Hoàn thiện quy định pháp luật về việc thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa:
Theo khoản 1 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc thu thập chứng cứ không chỉ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mà còn được thực hiện bởi chủ thể là người bào chữa. Lần đầu tiên Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã trực tiếp thừa nhận người bào chữa là chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong quá trình tham gia tố tụng nhằm gỡ tội cho người bị buộc tội. Đây được xem là quy định tiến bộ khẳng định vị trí, vai trò người bào chữa trong việc góp phần làm rõ sự thật khách quan vụ án.
54
Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án55.
Thực tiễn người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật quan trọng, quyết định việc có tội hay không có tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do lo ngại mất đi yếu tố “bất ngờ”, tính “lợi thế” trong hoạt động bào chữa của người bào chữa và ảnh hưởng tới lợi ích của người bị buộc tội. Vì vậy, ít khi người bào chữa kịp thời giao cho cơ quan tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án, mà chờ đến khi phiên tòa được mở thậm chí có trường hợp đến phần tranh luận người bào chữa mới giao cho Tòa àn xem xét, đánh giá chứng cứ.
Nguyên nhân người bào chữa chờ đến khi phiên tòa mới giao cho Tòa án xem xét, đánh giá chứng cứ:
Sau khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án người bào chữa giao cho cơ quan có thẩm có thẩm quyền tố tụng, thì việc đánh giá xem đó có phải chứng cứ hay không, và việc có sử dụng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí cơ quan tiến hành tố tụng vào thời điểm giao. Một bên thực hiện chức năng gỡ tội, khi thu thập chứng cứ phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Điều này dẫn đến thiếu khách quan, có một số trường hợp người bào chữa sau khi thu thập chứng cứ quan trọng giao cho cơ quan tiến hành tố tụng sẽ bị
“vô hiệu hóa” làm sai lệch dẫn đến giá trị chứng minh chứng cứ không còn.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định “tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án”.
Quy định này vẫn còn mang tính chất chung chung, rất khó áp dụng đối với nội hàm khái niệm “kịp thời giao”. Việc giao nộp chứng cứ xuất phát từ ý thức của người bào chữa, có kịp thời giao hay chờ đến phiên tòa mới giao nộp. Khi người bào chữa thu thập được chứng cứ liên quan đến việc bào chữa nhưng không kịp thời giao, thì cơ quan tiến hành tố tụng khó có thể chứng minh vi phạm này.
Do người bào chữa không giao nộp chứng cứ, tài liệu, đồ vật kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng sau khi thu thập, mà chờ đến khi phiên tòa được mở,
55
thậm chí có trường hợp đến phần tranh luận người bào chữa mới giao cho Tòa án xem xét, đánh giá chứng cứ. Điều này dẫn đến gây khó khăn cho việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Tòa án, buộc Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Một số trường hợp chứng cứ có thể làm thay đổi toàn bộ bản chất vụ án, nên Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, gây ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ gỡ tội liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Người bào chữa không có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án”.
Tác giả đề xuất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể làm rõ khái niệm “kịp thời giao” cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án theo khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, hoặc bỏ luôn quy định “kịp thời giao”.
Giải pháp này giúp phù hợp với chức năng, nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự cũng như bảo đảm bình đẳng giữa các bên về nguyên tắc tranh