nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa còn gặp nhiều vi phạm. Xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người bào chữa còn kém, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, đạo đức ứng xử còn nhiều hạn chế, chưa làm hết trách nhiệm của mình, thực hiện những hành vi pháp luật cấm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội, hoạt động tố tụng cũng như chưa thực hiện được chức năng của người bào chữa
- Những hạn chế của việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời bào chữa
+ Người bào chữa vi phạm về nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án:
Theo điểm đ khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án”.
Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã đảm nhận bào chữa38
.
Thực tiễn tố tụng hình sự có một số phiên tòa người bào chữa xin vắng mặt tại phiên Tòa. Việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, mà còn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị buộc tội.
Ngày 23/7/2012, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm vụ Lê Thị Tuyết Trang lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong phiên xử này, người bào chữa của bị cáo vì bận công việc đột xuất nên xin vắng mặt. Phía người bào chữa đã gửi bài bào chữa đến Tòa nhờ Hội đồng xét xử công bố. Trong bản bào chữa, người bào chữa cho rằng bị cáo không có tội mà đây chỉ là quan hệ dân sự. Phía công tố viên giữ nguyên quan điểm, khẳng định bị cáo có tội
38
và không tranh luận lại. Sau đó, Hội đồng xét xử nhận định bị cáo có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản nên y án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo 13 năm tù39
.
Người bào chữa nhận tiền rồi gửi bài bào chữa. Một thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết hiện nay tình trạng luật sư đã ký hợp đồng dịch vụ với đương sự nhưng lại không có mặt tại tòa, chỉ gửi bài bào chữa không còn là chuyện hiếm nữa. Thẩm phán này đã nhận được một số bài bào chữa của luật sư gửi đến và nêu lý do không đến tòa được vì lý do sức khỏe hoặc “đụng” một phiên tòa khác diễn ra cùng giờ40.
Diễn biến tại phiên tòa đó là cuộc điều tra công khai, người bào chữa không tham gia phiên tòa mà dựa vào hồ sơ, kết quả điều tra để nêu quan điểm bào chữa thì sẽ không sát thực tế, nhiều trường hợp kết quả điều tra mâu thuẫn với diễn biến phiên tòa. Do đó, bài bào chữa của người bào chữa gửi đến phiên tòa không có giá trị.
Sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa đóng vai trò rất quan trọng, người bào chữa thực hiện các quyền tại phiên tòa, như thủ tục xét hỏi, đánh giá kết luận giám định, vật chứng tài liệu, tranh luận và nhiều thủ tục khác. Người bào chữa vắng mặt thì không thể thực hiện quyền này, cũng như không thể tranh luận với Kiểm sát viên nên sẽ làm giảm chất lượng tranh tụng.
Vì vậy, người bào chữa không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án là hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với người bị buộc tội và đối với bảo đảm hoạt động tố tụng.
+ Người bào chữa vi phạm về nghĩa vụ không tôn trọng sự thật, xúi giục người khác khai báo gian dối:
Theo điểm d khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật”.
Khi tham gia tố tụng hình sự người bào chữa phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Là người am hiểu về pháp luật hơn ai hết người bào chữa phải luôn tuân thủ pháp luật, góp phần vào làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
39
Dương Hằng, Gửi bài bào chữa nhờ tòa đọc giùm-nên tránh, Đường dẫn https://plo.vn/plo/gui-bai-bao- chua-nho-toa-doc-gium-nen-tranh-46731.html, Thời điểm truy cập ngày 30/07/2012.
40
Vân Trường – Hoàng Điệp, Khi luật sư đi lừa, Đường dẫn https://tuoitre.vn/khi-luat-su-di-lua-660898.htm, Thời điểm truy cập ngày 21/10/2014.
Tuy nhiên, thực tiễn không ít người bào chữa vi phạm nghĩa vụ của mình có hành vi không tôn trọng sự thật, xúi giục người khác gian dối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ảnh hướng xấu đến vị trí, vai trò người bào chữa trước cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người bị buộc tội.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có công văn kiến nghị Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Quảng Trị xem xét, có hình thức xử lý luật sư Võ Đình Minh là người bào chữa cho bị cáo Đào Tâm Sự vì đã “xúi” bị cáo khai gian dối. Liên quan tới vụ án “trộm cắp tài sản”. Bị cáo Đào Tâm Sự đã thừa nhận kết quả điều tra của Cơ quan điều tra Công an huyện Cam Lộ nhưng khi vụ án được đem ra xét xử thì bị cáo đã “phản cung” thay đổi hoàn toàn lời khai trước đó. Tại phiên toà sơ thẩm ngày 27/5/2009, bị cáo đã phản cung cho rằng việc khai báo trước đây tại cơ quan điều tra là do bản thân bị ép cung. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định trả lại toàn bộ hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung41.
Một thanh niên quan hệ yêu đương với một bé gái chưa đủ 16 tuổi nên bị truy tố ra Tòa về tội “giao cấu với trẻ em”. Tham gia tố tụng vụ án này để bào chữa cho bị cáo, một nữ luật sư đã bạo gan đạo diễn một kịch bản gỡ tội vô tiền khoáng hậu, cùng một lúc xúi cả bị cáo và bị hại đồng loạt phản cung42.
Từ thực tiễn hai vụ án trên nhận thấy người bào chữa khi tham gia tố tụng đã xúi bị can khai báo gian dối gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan vụ án, và gây ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng.
Sự thật khách quan của vụ án là những sự việc diễn ra trên thực tế khi xảy ra vụ án, việc xác định sự thật khách quan của vụ án thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bào chữa tuy không có trách nhiệm chứng minh xác định sự thật khách quan, tuy nhiên khi tham gia tố tụng người bào chữa có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sai phạm, giám sát, bảo đảm hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng khách quan.
Vì vậy, việc người bào chữa không tôn trọng sự thật đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa đối với hoạt động bảo đảm công lý.
41
Văn Được, Đề nghị xử lý luật sư xui bị cáo khai gian dối, Đường dẫn https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-nghi- xu-ly-luat-su-xui-bi-cao-khai-gian-doi-1260145239.htm; Thời điểm truy cập ngày 04/12/2009.
42
Hoàng Phương, Chuyện hi hữu tại Tiền Giang luật sư xúi bị cáo và bị hại phản cung, Đường dẫn https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/chuyen-hy-huu-o-tien-giang-luat-su-xui-bi-cao-va-bi-hai-phan-cung-212 688.html. Thời điểm truy cập ngày 18/05/2005.
+ Người bào chữa vi phạm nghĩa vụ không trợ giúp pháp lý đáng kể cho người bị buộc tội:
Theo điểm b khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi. Nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Thực tiễn người bào chữa vi phạm nghĩa vụ không trợ giúp pháp lý đáng kể cho người bị buộc tội đối với những vụ án chỉ định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Những vụ án chỉ định người bào chữa thường tham gia cho có hình thức, có mặt cho đúng thủ tục tố tụng. Cụ thể như người bào chữa không nghiên cứu hồ sơ, không gặp bị cáo trước, tại phiên tòa ít hỏi và tranh luận, chỉ tìm một vài tình tiết giảm nhẹ đã thể hiện trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát rồi phát biểu quan điểm của mình.
Đầu năm 2013, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử một bị cáo bị truy tố về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong phần xét hỏi, vị luật sư bào chữa theo chỉ định này không tham gia, không hỏi một câu nào với lý do nội dung vụ án đã rõ. Tranh luận lại, vị luật sư chỉ đứng lên nói vẻn vẹn một câu “tôi thống nhất về tội danh và khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố, chỉ xin tòa xem xét giảm nhẹ vì bị cáo có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, con đang còn nhỏ”. Trong khi đó, những tình tiết giảm nhẹ mà luật sư trình bày thì đã được chính đại diện Viện kiểm sát nêu trong phần luận tội trước đó rồi43
.
Theo một bài viết của Luật sư A thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh chia sẽ. Một sinh viên luật năm cuối thực tập tại văn phòng ông với nụ cười nửa đau xót, nửa khinh bỉ kể với rằng. Có lần, ở Toà án nhân dân tối cao tại
43
Theo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư chỉ định có mặt cũng như không, Đường dẫn https://vnexpress.net/phap-luat/luat-su-chi-dinh-co-mat-cung-nhu-khong-2433015.html, Thời điểm truy cập ngày 11/03/2013.
thành phố Hồ Chí Minh xét xử các bị cáo về tội giết người, luật sư đứng lên nói vỏn vẹn có một câu ngắn gọn “tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm buộc tội của vị đại diện Viện kiểm sát đối với bị cáo”. Tưởng là vụ thứ nhất không có thời gian, chưa xem kỹ hồ sơ nên vị luật sư này bào chữa như thế để dành thời gian cho vụ sau, ai ngờ đến vụ thứ hai vị luật sư này cũng bào chữa như vụ thứ nhất
“tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm buộc tội của vị đại diện Viện kiểm sát đối với bị cáo”. Sau khi tìm hiểu, cậu ta mới biết luật sư này là luật sư Toà mời
“chữa cháy”. Thư ký phiên Tòa mới photo cho 02 bản án sơ thẩm ngay trước khi khai mạc phiên tòa vài phút44.
Từ thực tiễn hai vụ án tác giả dẫn chứng trên cho ta thấy, người bào chữa khi tham gia tố tụng đã vi phạm nghĩa vụ là không trợ giúp pháp lý đáng kể cho người bị buộc tội. Người bào chữa chỉ tham gia phiên tòa cho có hình thức, vi phạm nghĩa vụ không sử dụng các quyền của người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hoặc sử dụng thì cho có chứ không mang tính tranh tụng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
+ Người bào chữa vi phạm nghĩa vụ về làm sáng tỏ những tình tiết vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội:
Theo điểm a khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”.
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho người buộc tội ngoài những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức, phẩm chất thì người bào chữa phải có bản lĩnh, lập trường rõ ràng khi tham gia tố tụng.
Trong phần kết luận và kiến nghị của bài luận cứ bào chữa, người bào chữa khẳng định các căn cứ pháp lý cho việc chứng minh bị cáo không phạm tội, hoặc bị cáo phạm tội và đưa ra các tình tiết về hoàn cảnh, nhân thân bị cáo để làm căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Từ đó người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội, tuyên trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa, hoặc đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo trường hợp bị cáo phạm tội.
44
Hoàng Cao Sang, Đạo đức nghề luật, http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK =97. Thời điểm truy cập ngày
Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng hình sự có một số người bào chữa chưa đủ bản lĩnh, lập trường đã đề nghị Hội đồng xét xử theo hướng “nước đôi” khẳng định bị cáo không phạm tội, vừa trình bày các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Trong phiên xử một vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào tháng 04/2013 tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trong phần tranh luận, bị cáo kêu oan là mình không có ý định chiếm đoạt tài sản mà do kinh doanh thua lỗ nên tạm thời chưa trả nợ. Luật sư của bị cáo hùng hồn khẳng định quan điểm rằng thân chủ mình không phạm tội. Tuy nhiên, đến cuối phần tranh luận, luật sư lại vớt vát: “Nếu trong trường hợp Tòa cho rằng thân chủ của tôi có tội thì tôi xin nêu các tình tiết giảm nhẹ sau đây để Tòa xem xét”. Tiếp đó, luật sư nêu hàng loạt ý kiến tranh luận theo hướng thân chủ phạm tội nhưng phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ45”.
Vào giữa năm 2013, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xử một vụ tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, luật sư cho rằng bị cáo không phạm hai tội này. Tuy nhiên, luật sư cũng nói thêm là “trong trường hợp xác định bị cáo phạm tội thì xem xét các tình tiết giảm nhẹ để giảm án46”.
Từ thực tiễn hai vụ án trên rõ ràng người bào chữa đã vi phạm về nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Như vậy, người bào chữa khi bào chữa cho người bị buộc thì chỉ có một hướng để bào chữa chữa, đó là xác định người bị buộc tội vô tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
+ Người bào chữa vi phạm nghĩa vụ về tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội khi bào chữa:
Khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, người bào chữa có nghĩa vụ không tiết lộ thông tin về vụ án, về người buộc tội mà mình biết khi bào chữa. Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ này hoàn toàn phù hợp với tính chất đặc thù của nghề nghiệp của người bào chữa là luật sư, xem bí mật khách hàng đặt lên hàng đầu.