Nghĩa vụ bào chữa bảo vệ bí mật cá nhân cho người bị buộc tội

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 47)

Theo điểm g khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “người bào chữa có nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Đây là quy định mới về nghĩa vụ của người bào chữa so với với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Về nghĩa vụ này đối chiếu điểm c khoản 1 Điều 9 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định các hành vi nghiêm cấm “tiết lộ thông tin về vụ, việc về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật quy định khác”. Điều 25 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định bí mật thông tin “luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp

30

luật quy định khác; luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung nghĩa vụ này đối với người bào chữa là phù hợp với thực tiễn việc thực thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa khi hiện nay có nhiều hành vi vi phạm nghĩa vụ. Bên cạnh đó bổ sung nghĩa vụ này cho chúng ta thấy rằng nghĩa vụ của người bào chữa là sự đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

Khi tham gia tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự quy định cho người bào chữa những quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, từ đặc quyền này người bào chữa biết được thông tin từ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng lập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Bên cạnh đó khi tham gia tố tụng, để bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, người bào chữa phải biết những thông tin về người bị buộc tội mới bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho họ. Đó là những tin tức, thông điệp người bị buộc tội truyền đạt cho người bào chữa trong quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa người bào chữa và người bị buộc tội, hoặc đó là thông tin cá nhân, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến người bị buộc tội mà người bào chữa thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án.

Pháp luật tố tụng hình sự quy định trường hợp người bị buộc tội đồng ý bằng văn bản thì người bào chữa được tiết lộ thông tin về người bị buộc tội. Đây là quy định hợp lý vì giữa người bào chữa với người bị buộc tội được ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng này được xác lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, trong đó hai bên thỏa thuận về điều khoản bảo mật. Khi người bị buộc tội đồng ý thì người bào chữa được tiết lộ thông tin về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa.

Pháp luật cho phép người bào chữa được sử dụng thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, nhưng chỉ được phép sử dụng những thông tin đó cho mục đích bào chữa mà không được sử dụng vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định này nhằm mục đích tránh trường hợp người bào chữa trong quá trình tham gia tố tụng, lợi dụng thông tin có được để xâm phạm

phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Với bổn phận của mình là người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội, người bào chữa không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ này đối với người bào chữa. Bên cạnh đó việc quy định nghĩa vụ này nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng, không được thực hiện những hành vi do pháp luật tố tụng hình sự cấm.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)