2.2.4.1.Pháp luật đang tạo kẻ hở cho hoạt động phát hành trái phiếu chuyển đổi của công ty cổ phần chưa đại chúng
Trong khi Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục của CTĐC phát hành TPCĐ riêng lẻ hoặc ra công chúng đều phải được sự chấp thuận của UBCKNN thì ngược lại, hoạt động phát hành TPCĐ của CTCPCĐC theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP khá sơ sài và loại bỏ tầm quan trọng của cơ quan đại diện quản lý nhà nước về chủ thể phát hành này.
165 “Mục 3.3 Cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro” của Công ty Cổ phần FinGroup quy định về xếp hạng tín nhiệm sơ bộ và ngụ lý về lãi suất,
https://fiingroup.vn/upload/docs/fiinratings-insight-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam.pdf, truy cập ngày 21/01/2022.
166 “Mức định giá sốc của Con Cưng: 485.000 đổng/cổ phần”,
https://viettimes.vn/muc-dinh-gia-soc-cua-con-cung-485-000-dong-co-phan-post123831.html, truy cập ngày 12/12/2021.
TCPH là CTCPCĐC ngay sau khi được ĐHĐCĐ thông qua phương án phát hành, bước tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ phát hành theo quy định chung và tiến hành chào bán cho nhà đầu tư. Quy định này không chỉ sơ sài mà còn rất nguy hiểm khi pháp luật tạo điều kiện cho TCPH hoàn toàn tự do vẻ ra kịch bản, đạo diễn và kết thúc đợt phát hành mà không thông qua bất kỳ một cơ quan nào kiểm soát chất lượng về hồ sơ phát hành của TCPH đó. Mặc dù phải thừa nhận rằng, khi TCPH chưa đáp ứng đủ điều kiện quy định về CTĐC và chưa niêm yết thì UBCKNN chưa có thẩm quyền can thiệp và quản lý hoạt động phát hành của các TCPH này. Tuy nhiên, vấn đề thẩm quyền xét duyệt của một cơ quan đủ điều kiện chuyển môn đại diện cho nhà nước kiểm soát hồ sơ của TCPH trong trường hợp này là không thể thiếu. Việc kiểm soát không chỉ tìm ra những sai sót, bất cập của hồ sơ mà còn cho thấy được năng lực thực tế và những vấn đề tồn đọng của TCPH. Từ đó, có thể minh bạch hóa tất cả nhằm đảm bảo khi TPCĐ được chào bán cho nhà đầu tư thì ít nhất họ đã biết và chấp nhận thông tin, vấn đề của TCPH cũng như đánh giá độ an toàn của TPCĐ.
Ví dụ về trường hợp phát hành TPCĐ vào ngày 17/01/2020 của Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng như đã nêu tại mục trên với tổng giá trị đợt phát hành là 41.000.000.000 đồng. Trường hợp của TCPH này, do chưa phải là CTĐC nên thủ tục phát hành TPCĐ của Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng sau khi được ĐHĐCĐ của công ty này thông qua, họ chỉ thực hiện tiếp thủ tục phát hành theo phương thức phát hành bởi tổ chức tư vấn đồng đại lý phát hành là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI. Sau khi giao đại lý phát hành, đợt phát hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng gần như đã hoàn thành mà không cần phải xin phép bất kỳ cơ quan có thẩm quyền đại diện nhà nước nào khác. Tổ chức tư vấn và đại lý phát hành này cũng là chủ sở hữu gián tiếp của Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng thông qua Quỹ đầu tư Daiwa- SSIAM Vietnam Growth Fund II L.P167. Kết quả phát hành cho thấy nhà đầu tư tổ chức trong nước mua thành công 12.800.000.000 đồng chiếm 31,23% và còn lại 28.200.000.000 đồng chào bán thành công cho tổ chức nước ngoài tương ứng tỷ lệ 67,33%. Không ai biết về các nhà đầu tư mua TPCĐ của Công ty Cổ phần Đầu tư
167 Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam DAIWA-SSIAM II (DAIWA-SSIAM Vietnam Growth Fund II L.P – “Daiwa-SSIAM II)”) do Tập đoàn Daiwa và Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) góp vốn thành lập. Trong khi đó, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) là công ty con của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI.
Xem thêm: “Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam Daiwa – SSIAM II kết thúc giai đoạn huy động vốn, quy mô vốn cam kết gần 40 triệu USD”, https://www.ssi.com.vn/ssiam/cong-bo-thong-tin-ssiam/quy-dau-tu-tang- truong-viet-nam-daiwa-ssiam-ii-ket-thuc-giai-doan-huy-dong-von-quy-mo-von-cam-ket-gan-40-trieu-usd, truy cập ngày 12/12/2021.
Con Cưng có được TCPH này chọn và đã thỏa thuận trước đó hay không. Nhưng từ kết quả phát hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng cho thấy, thực trạng này nếu hầu hết các CTCPCĐC thực hiện tương tự, nó dẫn đến rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư nhất là trong trường hợp, nhà đầu tư của đợt phát hành đó không có thỏa thuận và chỉ định của TCPH và họ đăng ký mua TPCĐ dựa trên những gì mà TCPH cung cấp. Cho nên, tác giả đánh giá rằng, pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh thủ tục phát hành TPCĐ của CTCPCĐC cần đặt ra một cơ quan đại diện nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xem xét, đánh giá và chấp thuận cho phép TCPH là CTCPCĐC được phát hành TPCĐ. Hồ sơ phát hành của CTCPCĐC cũng cần được phê duyệt tương tự như trường hợp CTĐC phát hành TPCĐ bởi UBCKNN. Có như vậy mới kiểm kiểm soát được an toàn về chất lượng của đợt phát hành và là biện pháp để ngăn chặn những đợt phát hành không đảm bảo minh bạch của những CTĐC chưa đại chúng có khả năng tài chính yếu kém, hoạt động không hiệu quả.
2.2.4.2.Không có một quy định thống nhất nào liên quan đến thủ tục chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi
Qua nghiên cứu các quy định hiện hành, tác giả nhận thấy hiện nay chưa có một quy định chi tiết về cách thức thực hiện và thủ tục chuyển đổi trái phiếu. Hoạt động chuyển đổi TPCĐ diễn ra như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cách quyết định của TCPH. Nhà đầu tư chiến lược hoặc những nhà đầu tư đã được lựa chọn ngay từ đầu của TCPH sẽ chủ động hơn trong trường hợp chuyển đổi bởi thỏa thuận ngầm giữa TCPH với họ giúp thủ tục diễn ra nhanh, gọn và đáp ứng quyền lợi của hai bên168. Nhưng đối với trường hợp nhà đầu không xác định của đợt phát hành, vấn đề này thật sự rất cần phải được hướng dẫn chi tiết của quy định pháp luật nếu TCPH không thực hiện đầy đủ hoặc cố ý công bố thông tin chuyển đổi gây khó khăn cho nhà đầu tư thực hiện.
Các quy định pháp luật hiện hành chỉ nêu những thủ tục cho TCPH thực hiện về việc công bố thông tin trước đợt phát hành, sau khi kết thúc đợt phát hành và sau khi hoàn thành đợt chuyển đổi mà không quy định thủ tục công bố thông tin trước
168 Như trường hợp của phát hành trái phiếu chuyển đổi của Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, ngay sau khi công bố phương án phát hành, doanh nghiệp này đã đăng tải thông tin công bố các nhà đầu tư chiến lược sẽ chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi để trở thành cổ đông của công ty gồm: Cape Securities, Yeollim Partners và Core Trend Investment. Đây là 03 nhà đầu tư đã tham gia đăng ký mua đợt phát hành trái phiếu ngày 11/02/2020 của Công ty Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa.
thời điểm chuyển đổi169. Bên cạnh đó, LCK cũng hướng dẫn cách TCPH thực hiện thủ tục phát hành cổ phiếu để chuyển đổi TPCĐ170. Những quy định theo kiểu gián đoạn thời gian này có thể dẫn đến cách hiểu rằng, TCPH có quyền công bố, thông báo thông tin trước chuyển đổi bất kỳ khi nào họ muốn. Lấy ví dụ về phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), tại mục phương án chuyển đổi trong phương án phát hành quy định: “Sau tối thiểu 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán hoặc theo đề nghị của trái chủ, tuân thủ thời hạn được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, … số lượng trái phiếu chuyển đổi sẽ do Hội đồng quản trị quyết định trên cơ sở đàm phán với trái chủ và đảm bảo lợi ích của cổ đông. Đại Hội đồng cổ đông giao/ủy quyền cho Hội đồng quản trị xây dựng kỳ chuyển đổi trực tiếp trên cơ sở đàm phán với các nhà đầu tư”. Trong phương án này chưa thể hiện thủ tục chuyển đổi sẽ diễn ra như thế nào. Nhà đầu tư sẽ phải chờ thêm thông báo của Hội đồng quản trị của TCPH để biết cách đăng ký tham gia đợt chuyển đổi và những việc cần thực hiện. Điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư khi thời điểm, thủ tục chuyển đổi không được công bố ngay từ đầu. Đó cũng là bất cập của pháp luật khi không quy định cách thức công bố thông tin, thời gian công bố và quy định những vấn đề nhà đầu tư cần thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Lấy trường hợp thông báo phương án chuyển đổi TPCĐ của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/10/2021, TCPH này ban hành thông báo số 471/2021/TB-CII về việc “Thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền chuyển đổi và trả lãi trái phiếu CII42013” và đến ngày 05/10/2021 TCPH này mới tiến hành công bố thông tin thông báo này cho UBCKNN, SGDCK và TTLKCK. Thời hạn để nhà đầu tư phải đăng ký thực hiện quyền chuyển đổi là 07 ngày kể từ ngày 28/10/2021 đến hết ngày 05/11/2021. Nhà đầu tư phải chủ động thực hiện việc chuyển đổi này bằng cách liên hệ tổ chức lưu ký chứng khoán đối với trường hợp trái phiếu được lưu ký và mang chứng minh nhân dân, giấy tờ sở hữu trái phiếu đến tại TCPH để làm thủ tục trong trường hợp trái phiếu chưa được lưu ký. Như vậy, nhà đầu tư dường như phải thực hiện hầu hết các công việc trong sự chủ động với khoản thời gian gấp rút là 07 ngày. Nếu vì lý do nào đó họ không tham gia đăng ký,
169 Điều 19, 20, 21, 23 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ công bố thông tin trước khi phát hành, kết quả phát hành, công bố thông tin định kỳ và thông tin sau khi chuyển đổi.
quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng khi TPCĐ chỉ được thanh toán lại gốc kèm theo lãi suất.
Những thực tế này đặt ra vấn đề về sự cần thiết của một thủ tục chuyển đổi nhằm đạt được mục đích đầu tư cũng như ràng buộc trách nhiệm, thiện chí của TCPH và nhà đầu tư. Đó cũng là cách để khẳng định cho hoạt động phát hành TPCĐ trở nên trọn vẹn, đảm bảo được quyền lợi và mục đích ban đầu của các bên trong quan hệ này.