lược
Thứ nhất, phải đặt ra tiêu chí rõ ràng hơn để tổ chức phát hành có thể căn cứ và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
Về kỹ thuật lập pháp, pháp luật quy định giải thích về khái niệm “nhà đầu tư chiến lược” theo tính gợi mở và trao quyền cho TCPH. Thực tế cho thấy sự cần thiết phải xem xét về “tính chiến lược” là gì và tiêu chí nào để đánh giá tính chiến lược bên cạnh khả năng tài chính, trình độ công nghệ và cam kết trong thời hạn ba năm. Pháp luật cần giải thích rõ ràng hơn về mức độ, giới hạn và các điều kiện của nhà đầu tư chiến lược để làm thước đo cho TCPH có thể căn cứ ban hành tiêu chí lựa chọn. Đồng thời đặt ra yêu cầu cho TCPH trong trường hợp lựa chọn đối tác chiến lược phải công bố thông tin tương tự như trường hợp công bố đợt phát hành. Nếu TCPH đã lựa chọn xong thì phải nêu rõ đối tác chiến lược đã được lựa chọn vào phương án phát hành để các nhà đầu tư khác có thể đánh giá.
Thứ hai, pháp luật cần xác định tính độc lập trong quan hệ đối tác chiến lược với quan hệ mua bán trái phiếu chuyển đổi đơn thuần
Vì hợp đồng hợp tác chiến lược giữa TCPH với nhà đầu tư có thể thực hiện song song trong quan hệ mua bán TPCĐ và thường được ký kết ngay sau khi TCPH hoàn thành đợt chào bán. Do đó, pháp luật cần xác định hai giao dịch này độc lập với nhau nhằm đảm bảo trường hợp hợp đồng hợp tác chiến lược nếu bị phá vỡ thì tính cam kết trong thời hạn ba năm của nhà đầu tư chiến lược vẫn giữ nguyên với TCPH. Quy định này sẽ ràng buộc TCPH và nhà đầu tư tuân thủ quan hệ vay vốn bằng TPCĐ. Hơn nữa, sẽ cần thiết khi pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược đặt trong mối quan hệ với TCPH. Từ những quy định này sẽ giúp TCPH và nhà đầu tư xác định sự hợp tác lâu dài hoặc ngăn chặn các hoạt động vi phạm cạnh tranh bằng hình thức thâu tóm sau khi chuyển đổi TPCĐ.