Sự đa dạng của văn bản điều chỉnh về trái phiếu chuyển đổi

Một phần của tài liệu Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 57)

TPCĐ, hoạt động phát hành TPCĐ và tất cả các vấn đề có liên quan được pháp luật điều chỉnh bởi các văn bản luật và văn bản dưới luật. Các văn bản này thuộc về hai lĩnh vực chính là chứng khoán và doanh nghiệp.

2.1.1.1.Pháp luật chứng khoán

Đối với pháp luật chứng khoán, liên quan đến TPCĐ, bên cạnh văn bản luật do Quốc hội ban hành là LCK 2019 để thay thế cho LCK sửa đổi 2010 và LCK 2006 thì còn có Nghị định và Thông tư là những văn bản dưới luật của Bộ Tài chính, NHNN (Cơ quan ngang Bộ) ban hành để hướng dẫn trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư, các

tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán nói chung và TPCĐ nói riêng. Cụ thể:

Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của LCK 2019130 và Nghị định 156/2020NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán131.

Thông tư 118/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng và hủy tư cách công ty đại chúng132 và Thông tư 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 của NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp133.

2.1.1.2.Pháp luật doanh nghiệp

Khác với pháp luật chứng khoán điều chỉnh trực tiếp các vấn đề liên quan đến TPCĐ của CTĐC, đối với các CTCP chưa địa chúng, pháp luật doanh nghiệp trực tiếp điều chỉnh về TPCĐ và hoạt động phát hành TPCĐ. Quy định này được LDN

130Khoản 2, Điều 309 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định Nghị định này ra đời thay thế và tổng hợp quy định của các Nghị định hướng dẫn thi hành LCK sửa đổi 2010 và LCK 2006 trước đó gồm: Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010; Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010; Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán; Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

131 Khoản 2, Điều 52 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định khi Nghị định này ra đời, các Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ hết hiệu lực thi hành.

132 Khoản 1, Điều 16 Thông tư 118/2020/TT-BTC quy định Thông tư này thay thế Thông tư 162/2015/TT- BTC ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.

133 Khoản 2, Điều 12 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định Thông tư này thay thế Thông tư số 22/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 6 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.

2020134 điều chỉnh tại một số điều khoản. Ngoài ra, hoạt động này còn được điều chỉnh bởi Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế135 và Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ công bố thông tin và báo cáo theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP136.

Nhìn chung, hệ thống các văn bản điều chỉnh TPCĐ và hoạt động phát hành TPCĐ đã được nhà làm luật định hình và phân chia cụ thể theo đối tượng phát hành và phương thức phát hành. Trong mỗi trường hợp sẽ có văn bản điều chỉnh khác nhau cùng với sự đan xen chung để các chủ thể lựa chọn áp dụng137. Bên cạnh những văn bản chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp này, đối với quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia còn phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự. Khi xảy ra hậu quả dẫn đến thiệt hại bởi các hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại thì các chủ thể cố ý làm trái quy định còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự tương ứng với hành vi và hậu quả gây ra138.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trái phiếu chuyển đổi (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55 - 57)