dân Thành phố Cần Thơ về Công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính năm 2020, Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ.
thác công năng từ đất, đã thu lợi bất hợp pháp từ diện tích đất do xâm lấn. Để từ đó vạch ra định mức xử phạt hợp lý, nhằm răn đe các chủ thể có hành vi vi phạm.
Thứ hai, so sánh, đối chiếu mức xử phạt giữa hành vi lấn đất và chiếm đất tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP là tương đồng nhau. Dẫn chiếu điều này, có thể nhận thấy sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha (điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP). Với quan điểm của mình, tác giả cho rằng quy định này cần có sự hiệu chỉnh nhằm phù hợp với hành vi vi phạm. Suy cho cùng, hành vi lấn đất chỉ là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng của mình sang diện tích đất liền kề. Vi phạm này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do người sử sử dụng có ý định lấn đất từ ban đầu, nhưng cũng có thể do diện tích đất lấn là phần đất đã được bồi đắp với những khu đất liền kề ao, hồ, sông, suối…, hoặc giả được tặng cho phần đất dôi dư ra bằng hình thức miệng không bằng văn bản. Khi có tranh chấp xảy ra với phần đất được cơi nới, trong trường hợp này người sử dụng đất vô chung đã vi phạm hành chính, mà không có ý định lấn đất trước đó. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại với hành vi chiếm đất được hiểu là tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Từ đó, có thể luận suy diện tích đất này được công nhiên sử dụng, cho rằng mình có quyền sử dụng. Về bản chất thì hành vi chiếm đất có tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn. Do đó, ngoài việc bị XPVPHC có tình tiết mức độ tăng nặng hơn so với lấn đất, cần có những điều khoản chuyển tiếp đến vấn đề hình sự, nhằm có tính răn đe cao hơn. Việc Nghị định 91/2019/NĐ-CP cho rằng hai hành vi vi phạm có mức độ như nhau, xử phạt như nhau là chưa thích đáng.34
34 Trần Thanh Khỏe-Nguyễn Thành Phương (2021), “Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 13, tr.47. với hành vi lấn đất”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 13, tr.47.
Kết luận Chương 1
Hoạt động XPVPHC nói chung, XPVPHC trong đối với hành vi lấn đất nói riêng đã và đang là mối quan tâm của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước mà là của toàn xã hội, bởi đây là một trong những hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực đất đai. Kéo giảm tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai nói chung, lấn đất nói riêng góp phần vào sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước trong tình hình mới.
Các nội dung tại Chương 1 đã nêu và làm sâu sắc hơn khái niệm về lấn đất, phân loại hành vi lấn đất, những bất cập liên quan đến quy định pháp luật và áp dụng pháp luật liên quan đến XPVPHC đối với hành vi lấn đất. Chương 1 của luận văn cũng đã tập trung phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật, những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan đến XPVPHC đối với hành vi lấn đất như về hình thức xử phạt; định mức xử phạt…., Thông qua nội dung nghiên cứu của Chương 1 luận văn có thể nhận thấy quy định của pháp luật về XPVPHC đối với hành vi lấn đất là một vấn đề vô cùng phức tạp, việc hoàn thiện các vấn đề mang tính pháp lý, lý luận để từ đó hoàn thiện các quy định của pháp luật về XPVPHC đối với hành vi lấn đất là một đòi hỏi mang tính khách quan.
Với mục tiêu giảm tình trạng vi phạm hành chính đối hành vi lấn đất một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thân thiện; phát triển kết cấu hạ tầng đất đai, đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện. Trong đó, có việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý về XPVPHC nói chung, XPVPHC đối với hành vi lấn đất nói riêng, bởi đây là căn cứ, cơ sở để có thể làm tốt hơn công tác XPVPHC trong lĩnh vực này, từ đó thiết lập được một trạng thái hoàn thiện cho đất đai của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước trong giai đoạn hội nhập và mở cửa.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI LẤN ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỚI HÀNH VI LẤN ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 2.1. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất và kiến nghị hoàn thiện
Trên cơ sở Quyết định số 2098/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2018, cho thấy tổng diện tích tự nhiên là 33.123.597 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.289.454 ha; Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.773.750 ha; Diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 2.060.393 ha.35 Trong đó, số liệu thống kê đất đai năm 2019 (tính đến ngày 31/12/2019), diện tích đất nông nghiệp của Cần Thơ là 114.751 ha, chiếm 79,75% diện tích tự nhiên của Thành phố. Đối với nhóm đất phi nông nghiệp, hiện trạng năm 2019 là 29.047 ha, chiếm 20,19% diện tích tự nhiên. Về diện tích đất chưa sử dụng, hiện trạng năm 2019 là 98 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên.36 Trong đó, thống kê cho thấy phần lớn vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Thành phố Cần Thơ tựu trung vào phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm 89% tỷ lệ XPVPHC.37
Xoay quanh những tồn tại, bất cập trong việc áp dụng Nghị định 91/2019/NĐ- CP vào trong thực tế, cần làm rõ những hạn chế sau đây:
2.1.1. Vướng mắc từ thực tiễn chưa phân định rõ hành vi lấn đất và chiếm đất đất
Phần lớn các địa phương nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn chưa phân định rõ hành vi lấn đất và chiếm đất. Thực tế pháp luật đã phân định rạch ròi hai hành vi lấn đất và chiếm đất từ Nghị định 102/2014/NĐ-CP cho đến Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi áp dụng cho thấy điều này không mang nhiều ý nghĩa. Bởi lẽ, lấn hay chiếm đất tuy khác nhau về tính chất, nhưng cả 2 hành vi này