Võ Song Toàn Trần Thị Bích Nga (2021), “Một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020”, Kỷ yếu hội thảo: “Những khía cạnh pháp lý của pháp luật XPVPHC và

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất từ thực tiễn thành phố cần thơ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 47)

được sửa đổi, bổ sung năm 2020”, Kỷ yếu hội thảo: “Những khía cạnh pháp lý của pháp luật XPVPHC và hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 18/9/2021, tr.6.

KẾT LUẬN

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất là biểu hiện trên thực tế chế tài hành chính, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm trật tự nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi mà người vi phạm với hành vi lấn đất có thể bị xử phạt các biện pháp XPVPHC, biện pháp bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả cho đến các biện pháp hình sự. Việc áp dụng các biện pháp XPVPHC đối với hành vi lấn đất không chỉ dựa vào Luật xử lý vi phạm hành chính, mà còn dựa vào Nghị định 91/2019/NĐ-CP về XPVPHC trong lĩnh vực đất đai. Điều này đã trở thành công cụ pháp lý trong quản lý hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung và hành vi lấn đất nói riêng77. Khi các quy định về XPVPHC đối với hành vi lấn đất được ban hành và đi vào đời sống thực tiễn, đã xuất hiện tình trạng xử phạt hành chính không mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Tình trạng vi phạm pháp luật đối với hành vi lấn đất mặc dù đã có nhiều hiệu chỉnh, bổ sung về khái niệm, hành vi, định mức xử phạt…, nhưng vẫn không ít trường hợp người thực hiện hành vi hành chính cố ý chấp nhận bị xử phạt để đổi lấy những lợi ích khác lớn hơn. Qua nghiên cứu đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất -

Từ thực tiễn Thành phố Cần Thơ” tác giả đã chỉ ra những bất cập từ việc ban hành

pháp luật cho đến áp dụng pháp luật vào thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ. Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp khắc phục, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế xử phạt hành chính với hành vi lấn đất bằng những biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, Pháp luật cần phân định rạch ròi hai hành vi lấn đất và chiếm đất tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Mặc dù, phân định hai hành vi khác nhau về tính chất, nhưng đều đồng nhất một định mức xử phạt. Điều này, chưa thật sự chuẩn xác khi đối chiếu với nguyên tắc XPVPHC: “Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ”. Từ đó, với hành vi chiếm đất cần có định mức xử phạt cao hơn so với hành vi lấn đất, nhằm có sự công bằng giữa những hành vi vi

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất từ thực tiễn thành phố cần thơ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 47)