Viên Thế Giang (2021), “Nhận thức trách nhiệm xã hội của tổ chức cá nhân đối với XPVPHC trong mối tương quan với hiệu quả thiết lập, duy trì trật tự quản lý nhà nước ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: “Những khía

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất từ thực tiễn thành phố cần thơ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 51)

tương quan với hiệu quả thiết lập, duy trì trật tự quản lý nhà nước ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: “Những khía cạnh pháp lý của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính và hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 18/9/2021, tr.31.

phạm. Đồng thời, chế tài hình sự cũng cần đặt với riêng hành vi chiếm đất thay vì như quy định hiện nay cả lấn và chiếm đất đều có thể chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 91/2019/NĐ-CP vẫn chưa có những đặt định liên quan đến về khái niệm đất công và hành vi lấn đất công. Thiết nghĩ, Nghị định 91/2019/NĐ-CP cần có những điều khoản sửa đổi, bổ sung nhằm phân định về hành vi lấn đất công so với hành vi lấn đất đã được Nhà nước trao quyền sử dụng cho một chủ thể khác trước đó, với mỗi hành vi vi phạm sẽ có phương thức xử phạt khác nhau, nhằm mang tính răn đe với chủ thể có hành vi vi phạm. Không thể nhặp nhằng giữa việc lấn đất của Nhà nước, lại đồng nhất với hành vi lấn chiếm đất của người dân về mức xử phạt và trình tự thủ tục thực hiện.

Thứ ba, Nghị định 91/2019/NĐ-CP chỉ điều chỉnh hành vi di chuyển mốc giới nhằm mở rộng diện tích đất được gọi là hành vi lấn đất. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh lại chưa sát với tình hình thực tế hiện nay. Bởi ngoài hành vi lấn đất, vẫn tồn tại hành vi tái lấn chiếm đất. Từ “lổ hỏng”của quy định trên đã gây khó khăn cho công tác áp dụng quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Từ vấn đề trên, Nghị định 91/2019/NĐ-CP cần bổ sung XPVPHC với hành vi tái lấn chiếm đất. Đồng thời Nghị định 11/2010/NĐ-CP cũng cần có sự hiệu chỉnh, bổ sung nhằm làm rõ trường hợp sử dụng “tạm” hành lang lộ giới tối đa bao lâu, cũng như trong trường hợp nào, đối tượng nào. Điều này khắc phục những “nút thắt” giữa hai Nghị định điều chỉnh vấn đề liên quan đến đất đai.

Thứ tư, Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành đã quy định cụ thể thẩm quyền của từng chủ thể cụ thể liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, chưa có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề người được giao quyền như cấp trưởng có thẩm quyền giao quyền để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cho cấp phó hay không. Luật định chưa quy định trách nhiệm của người giao quyền là cấp trưởng. Thẩm quyền XPVPHC có quyền cưỡng chế và quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được giao quyền khi cấp trưởng đi vắng mang tính tùy nghi chưa thống nhất ... Do đó, để tránh những bất cập trong việc hiểu và vận dụng pháp luật vào trong cuộc sống, đòi hỏi cần có văn bản hướng dẫn về chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Điều này giúp sáng tỏ những điểm mờ nhất định hiện nay.

Thứ năm, Chủ thể có thẩm quyền xử phạt có quyền áp dụng hình thức và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó có biện pháp buộc khôi phục tình trạng ban đầu. Tuy nhiên, biện pháp này còn chưa được cụ thể như: chưa ban hành văn bản điều

chỉnh vấn đề liên quan đến mức độ khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP; thẩm quyền Ủy ban Nhân dân cấp xã chưa được được hiệu chỉnh đẩy đủ trong cơ chế XPVPHC với hành vi lấn đất; Pháp luật vẫn chưa quy định cơ quan có chức năng giám sát với hoạt động khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất so với trước khi vi phạm … Từ vấn đề trên nhà làm luật cũng cần đặt ra những tiêu chí liên quan đến vấn đề khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu, trao thẩm quyền đầy đủ cho Ủy ban Nhân dân cấp xã trong cơ chế XPVPHC với hành vi lấn đất, việc giám người vi phạm về tình hình khôi phục lại tình trạng ban đầu so với trước khi vi phạm nên được giao về cho Ủy ban nhân cấp xã có trách nhiệm báo cáo đến thủ trưởng cấp trên.

Ngoài ra, nên loại bỏ quy định hành vi đất lấn có thể không bị XPVPHC, đồng thời được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Đồng thời đối với quy định “chủ thể có hành vi lấn đất buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn mà có” nhằm bảo đảm tính khả thi thì nhà làm luật cần quy định rõ “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” là như thế nào? nhà làm luật phải xây dựng các tiêu chí cụ thể để giải thích rõ ràng thế nào là “tình trạng ban đầu”.

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động XPVPHC đối với hành vi lấn đất; nghiên cứu thực trạng của pháp luật về XPVPHC đối với hành vi lấn đất hiện nay cũng như hoạt động XPVPHC đối với hành vi lấn đất tại Thành phố Cần Thơ của các lực lượng chức năng trong XPVPHC trong lĩnh vực này và đưa ra các kết luận, đánh giá về những ưu, nhược điểm; căn cứ vào dự báo về tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất trong thời gian tới cũng như những phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực này. Từ đó, hướng đến nâng cao hiệu quả trong hoạt động XPVPHC đối với hành vi lấn đất, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Hiến Pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 08 tháng 12 năm 2013;

2. Bộ Luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015; 3. Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (Luật số: 12/2017/QH14) ngày 20 tháng 6 năm 2017;

4. Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số: 15/2012/QH13) ngày 20 tháng 6 năm 2012;

5. Luật Đất đai (Luật số: 45/2013/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2013;

6. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật (Luật số: 80/2015/QH13) ngày 22 tháng 06 năm 2015;

7. Luật Tín ngưỡng tôn giáo (Luật số: 02/2016/QH14) ngày 18 tháng 11 năm 2016;

8. Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

9. Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính;

10. Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định về XPVPHC trong lĩnh vực đất đai (hết hiệu lực);

11. Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính;

12. Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định về XPVPHC trong lĩnh vực đất đai;

13. Thông tư số 45/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn xác định diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất lấn, chiếm, diện tích đất chưa sử dụng theo đúng quy định để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

14. Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Bộ tài chính Hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

15. Quyết định 05/2019/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ ngày 08/3/2019 Ban hành Quy định quản lý và sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất từ thực tiễn thành phố cần thơ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)