Việc phát triển BHXH trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế do những những người làm công tác tại các đại lý thu vẫn chưa thực sự đủ điều kiện để tuyên truyền tới người lao động và người sử dụng lao động còn chưa làm cho mọi người hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Công tác tuyên truyền thực hiện BHYT toàn dân ở cơ sở, thị trấn chưa được thường xuyên liên tục
2. Công tác nhân sự còn mỏng về cả số lượng và chất lượng.
Nguồn ngân lực, cán bộ chuyên môn của BHXH huyện còn ít, một số năng lực trình độ chuyên môn chưa đáp ứng kịp với nhiệm vụ công tác
Một số nhân viên đại lý thu chưa chủ động trong việc tiếp cận đến một số xã có địa bàn rộng, dân cư không tập trung. Một số cán bộ đại lý thu làm công tác kiêm nhiệm nên chưa có nhiều sáng tạo, sáng kiến trong công tác thu và nộp.
3. Điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho công tác BHXH, BHYT còn nhiều khó khăn.
Trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu và xuống cấp cần được đầu tư cũng như nâng cấp kịp thời.
Thực hiện cơ chế “ một cửa” trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ chính sách. Áp dụng CNTT vào quản lý và thực hiện. Việc áp dụng công nghệ vào quá trình làm việc còn chưa được thường xuyên, chính sách “ một cửa” vẫn còn nhiều bất cập do toàn ngành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào nâng cao chất lượng phục vụ.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN DƯƠNG
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện An Dương.