Công tác nhân sự bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Cap-Thi-Lan-Huong-CHQTKDK2 (Trang 44 - 45)

Những năm qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức, chuẩn hóa nhân sự; đặc biệt là nâng cao đạo đức công vụ, nghề nghiệp và thực hiện chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang phục vụ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ. Hoạt động nghiệp vụ của Ngành vừa có yếu tố quản lý nhà nước, vừa mang tính sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT cho hơn 12,9 triệu người tham gia BHXH và hơn 75 triệu người tham gia BHYT ( tính hết năm 2016); gắn với công tác quản lý tài chính, thu- chi, quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp… Để thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, người lao động, đòi hỏi ngành BHXH phải có đội ngũ cán bộ viên chức đủ về số lượng, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ cao. Điều đó đặt ra công tác xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cũng như công tác cán bộ phải đặc biệt được coi trọng…

Nguồn nhân lực của BHXH Việt Nam hiện nay có trình độ khá cao; cơ cấu nguồn nhân lực trẻ là những điều kiện nền tảng để Ngành phát huy sức mạnh trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, đội ngũ nhân lực trẻ thường thiếu kinh nghiệm, không thích làm việc cố định một nơi; trong điều kiện cơ chế chính sách về tiền lương, thu nhập chưa đủ sức hấp dẫn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là phải có tính chiến lược lâu dài. Do đó, BHXH Việt Nam cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các đơn vị trong toàn hệ thống về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC; có cơ chế đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp một cách khoa học, hợp lý, phù hợp. Dùng tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập chính đáng làm đòn bẩy, kích thích tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Cap-Thi-Lan-Huong-CHQTKDK2 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w