- Nhận thức của người lãnh đạo ngày càng được nâng cao.
Việc đôn đốc thu, phát triển đối tượng, cắt giảm thủ tục, quy trình thu, nộp BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam, bên cạnh đó tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tăng cường các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH được diễn ra mạnh mẽ.
Chủ động triển khai công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH; phối hợp với cơ quan Thuế tăng cường công tác quản lý, tập hợp thông tin về đơn vị, cá nhân nộp thuế, nộp BHXH nhằm ngăn ngừa tình trạng chiếm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT...
Chỉ đạo việc giao ban, tập trung đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên vẫn còn 1 số bất cập trong công tác quản lý điều hành tại địa phương.
- Quy trình thủ tục – tổ chức thực hiện ngày càng được hoàn thiện.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã được đổi mới với nhiều hình thức tổ chức phong phú, có hiệu quả với sự tham gia của nhiều cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội và địa phương để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về BHXH, BHTN được Đảng, Nhà nước giao; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, triển khai thực hiện giao dịch điện tử, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH thông qua hệ thống bưu điện.
2. Tổ chức bộ máy
BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, giúp quá trình thực hiện cũng như chỉ đạo được dễ dàng và thống nhất. Tổ chức quản lý và thành viên được phân
Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được quan tâm thực hiện. 3. Nhân sự
- Tuyển dụng:
Những năm qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức, chuẩn hóa nhân sự; đặc biệt là nâng cao đạo đức công vụ, nghề nghiệp và thực hiện chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang phục vụ.
Ngành BHXH ngày càng được kiện toàn, tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Đào tạo
Nguồn nhân lực của BHXH Việt Nam hiện nay có trình độ khá cao; cơ cấu nguồn nhân lực trẻ là những điều kiện nền tảng để Ngành phát huy sức mạnh trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, đội ngũ nhân lực trẻ thường thiếu kinh nghiệm, không thích làm việc cố định một nơi; trong điều kiện cơ chế chính sách về tiền lương, thu nhập chưa đủ sức hấp dẫn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao.
4. Công nghệ và cơ sở vật chất.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cho phép ngành bảo hiểm vi tính hoá quá trình dịch vụ, giảm bớt tính cồng kềnh của cơ cấu tổ, đa dạng hoá kênh phân phối và các hình thức dịch vụ, tăng cường dịch vụ khách hàng bằng các dịch vụ phụ trợ kỹ thuật cao,...
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra một thói quen tiêu dùng mới cho khách hàng. Khách hàng ngày càng có nhu cầu tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin hiện đại như qua: Internet, điện thoại, email...được cung cấp các dịch vụ tối ưu nhất....[ 19, tr.118].