Nghiên cứu khả năng và nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Cap-Thi-Lan-Huong-CHQTKDK2 (Trang 28 - 30)

Người lao động là đối tượng đóng góp vào quỹ BHXH và cũng là đối tượng được hưởng chế độ BHXH. Nhưng khả năng và nhu cầu tham gia BHXH của các đối tượng lại khác nhau [9, tr.116].

Người lao động trong quan hệ BHXH vừa là đối tượng tham gia, vừa là đối tượng được bảo hiểm và họ cũng là đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH (chiếm phần lớn trong các trường hợp phát sinh trách nhiệm BHXH).

Đối tượng tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà còn có người sử dụng lao động và Nhà nước. Sở dĩ người sử dụng lao động tham gia vào BHXH là vì phần họ thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH, một phần là do sự ép buộc của Nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với Nhà nước thì khác, họ tham gia BHXH với tư cách là: chủ sở hữu lao động đối với tất cả công nhân viên chức và những người hưởng

lương từ ngân sách. Nhà nước là người bảo hộ cho quỹ BHXH mà cụ thể là bảo hộ giá trị của quỹ BHXH, bảo hộ cho sự tăng trưởng của quỹ nhằm tạo sự ổn định cho quỹ và sự phát triển xã hội [ 9, tr.116].

Đối tượng được bảo hiểm xã hội trong quan hệ BHXH ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động. Bởi vì, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giúp đỡ. Điều này có nghĩa là họ phải bỏ ra một khoản chi phí cho người lao động, nhưng thực tế chi phí này nhanh chóng được cơ quan bảo hiểm hoàn trả lại.

Đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH là người lao động trong trường hợp họ gặp rủi ro như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí. Nhưng trong trường hợp người lao động bị tử vong hoặc sinh đẻ thì đối tượng hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội lại là thân nhân của người lao động như: bố, mẹ, con, vợ ( chồng) [ 9, tr.116].

Đối với những người lao động làm việc cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lao động tự do thì việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH khá nhiều thuận lợi. Bản chất của BHXH là chính sách xã hội do đó những đối tượng này rất mong mỏi tham gia BHXH, từ đó họ tích cực giúp đỡ việc mở rộng, tích cực tham gia vào việc mở rộng [9, tr.116 ]

Đất nước ta số lượng lao động tham gia BHXH còn rất hạn chế, sự hạn chế này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do nhận thức và thu nhập của người lao động còn thấp, không ổn định khiến cho người lao động khó tiếp cận được với BHXH tự nguyện, hay thu nhập của đối tượng này còn thấp so với mức đóng bảo hiểm, nhất là đối với khu vực miền núi và trung du [ 20, tr.117].

Một phần của tài liệu Cap-Thi-Lan-Huong-CHQTKDK2 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w