căn cứ đóng bảo hiểm và phí bảo hiểm).
1.3.2.1. Các loại hình bảo hiểm.
Để quản lý các loại hình bảo hiểm này, người ta phân loại thành các nhóm dựa trên các tiêu chí khác nhau.
1. Phân loại theo loại hình BHXH của người tham gia.
Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người [ 8, tr.116].
Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này.
2. Phân loại theo thời gian cân đối và hạch toán quỹ BHXH:
- Bảo hiểm xã hội ngắn hạn: Ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe - Bảo hiểm xã hội dài hạn: Hưu trí, tử tuất
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. (Trích luật BHXH)
3. Các cách phân loại khác:
- Căn cứ vào các trường hợp được hưởng bảo hiểm: chế độ BHXH khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất
- Căn cứ tần suất chi trả BHXH: BHXH 1 lần, BHXH thường xuyên... - Căn cứ vào đối tượng hưởng: BHXH cho người lao động và trợ cấp
BHXH cho các thân nhân của người lao động
1.3.2.2. Căn cứ đóng bảo hiểm và phí bảo hiểm.
Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH. Chính sách tiền lương chính là căn cứ đóng BHXH và là cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng. [3, tr 59]
1. Nếu là lao động làm việc tại các doanh nghiệp:
Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
2. Nếu là lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Quỹ này phải được tính toán một cách khoa học. Trong thực tế, việc tính phí BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử dụng các phương pháp toán học khác nhau để xác định. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán sau:
- Dựa vào tiền lương và tháng lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng. Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó mới xác định mức hưởng.
- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng và mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng.
- Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kĩ thuật nhưng xác định phí BHXH lại khá phức tạp vì nó liên quan cả đến NLĐ, người sử dụng lao động và nhà nước. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động và điều kiện phát triển KTXH của đất nước. Tuy nhiên, khi xác định phí BHXH vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc: cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với chế độ BHXH dài hạn như : hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng v..v...quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định.