Bảo hiểm xã hội ra đời là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp công nhân làm thuê với giới chủ tư bản. Các nước trên thế giới ghi nhận và đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống BHXH phù hợp. Qua nhiều năm nghiên cứu về BHXH, giáo sư Henri Kliller thuộc trường đại học Sol ray của Bỉ đã khẳng định rằng nguồn gốc của BHXH xuất phát từ những vấn đề kinh tế, chính trị xã hội sau đây:
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho giới chủ và được giới chủ cam kết trả tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, người lao động bị bóc lột tàn bạo và bị đối xử không công bằng. Giờ làm việc của họ thường bị kéo dài và cường độ lao động rất cao nhưng tiền công được trả rất thấp. Hiện tượng ốm đau, tai nạn lao động xảy ra phổ biến. Và với tiền công được trả đó họ không thể đảm bảo cuộc sống của mình cũng như gia đình mình. Thêm vào đó, nhà nước cũng như giới chủ không hề quan tâm hay giúp đỡ họ. Đứng trước tình hình đó giai cấp công nhân đã liên kết lại với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; lập ra các quỹ cứu trợ người ốm, người bị tai nạn; lập các tổ chức tương tế và vận động mọi người tham gia; đấu tranh tự phát với giới chủ như: đòi tăng lương giảm giờ làm; thành lập các tổ chức công đoàn và sau này là đấu tranh có tổ chức nhưng bị giới chủ đàn áp thậm tệ. Giai cấp công nhân không đòi được quyền lợi mà còn bị tổn thất nặng nề. Mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ ngày càng trầm trọng và sâu sắc. Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội.
BHXH ra đời và lan rộng rất nhanh. Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng liên hiệp quốc Tuyên ngôn nhân quyền và trong đó có đoạn: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người” [12, tr.117].
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội đã có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Sau cách mạng tháng 8 thành công, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành một loạt
nhân viên chức Nhà nước (có Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH.
Quyền này được cụ thể hóa trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước [ 20, tr.117].
1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm xã hội.