1. Chính trị - pháp lý , thể chế của Việt Nam
Đóng vai trò định hướng, hướng dẫn tạo khung khổ cho việc tổ chức vận hành phát triển BHXH. Kiến tạo nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Nền tảng đó là các luật về BHXH, các Nghị định, thông tư hướng dẫn dưới Luật và các quy định, chính sách về BHXH.
Là chủ thể quản lý xã hội và xác lập các công cụ quản lý xã hội hữu hiệu tạo nền tảng phát triển BHXH.
Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng. Góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những khuyết tật của tiến trình phát triển BHXH.
Đóng vai trò kiểm soát các nguồn lực trong xã hội. Đảm bảo các chủ thể xã hội thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình.
Việc ban hành văn bản quy định chi tiết các điều khoản được giao theo Luật BHXH, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động đảm bảo tính hợp
2. Kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế
Tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động có thu nhập càng cao và ổn định càng có điều kiện tốt hơn tham gia BHXH.
Kinh tế phát triển, Nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Kinh tế tăng trưởng, môi trường kinh tế càng được hoàn thiện, việc đầu tư vào quỹ BHXH càng tốt hơn, an toàn hơn, tránh được những rủi ro từ kinh tế, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH.
Điều kiện về kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của BHXH Việt Nam. Kinh tế phát triển, khả năng chi trả cho bảo hiểm xã hội của người lao động và doanh nghiệp càng cao.
- Lạm phát
Ngược lại nếu kinh tế kém phát triển, lạm phát gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, mức thu nhập của người lao động sẽ không ổn định dẫn đến nhu cầu tham gia BHXH giảm.
3. Dân cư
Việt Nam là một trong những nước đông dân trên thế giới, với dân số hơn 94 triệu người ( tính đến ngày 16/01/2017). Hơn nữa Việt Nam lại đang ở thời kỳ “dân số vàng”, tỷ lệ lao động cao, kéo theo tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tăng theo.
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện tốt tăng sức tham gia BHXH.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với dân số “trẻ” đang có lợi thế về nguồn lực lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH tạo điều kiện cho BHXH phát triển [ 7,tr.118].
Trình độ của dân số Việt Nam ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi về nhận thức của mỗi người về tầm quan trọng của BHXH, khi nhận thức được nâng lên thì nhu cầu tham gia BHXH cũng theo đó tăng theo.
Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, nhu cầu tiết kiệm có xu hướng tăng và BHXH cũng chính là 1 khoản tiết kiệm lâu dài, chính vì vậy mà nhu cầu tham gia BHXH của người dân có xu hướng tăng cùng với thu nhập.
4. Văn hoá
Văn hoá Việt Nam được hình thành và phát triển trong mối quan hệ cộng đồng, xuất phát từ lòng nhân ái, tình yêu thương con người đùm bọc lẫn nhau. Đặc điểm này tạo nên nét văn hoá trong cộng đồng
Nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Văn hóa nằm trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội cũng không ngoài mục đích góp phần đạt đến mục
5. Hội nhập quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa phương được nâng lên một bước; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể.
Hội nhập quốc tế mang lại cơ hội như mở rộng thị trường, khách hàng, đối tác, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cơ hội huy động, đầu tư và phân bổ vốn hiệu quả, tạo áp lực cải cách. Tuy nhiên cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác, nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư... chủ yếu do các nước phát triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý.
Theo đó, mục tiêu của hội nhập quốc tế là phát huy tối đa nguồn lực và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại; xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách về BHXH, BHYT phù hợp với các chuẩn mực, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.