ảnh hưởng đến quản lý thuế
2.1.2.1 Lợi thế tỉnh Tiền Giang:
Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam là những thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợđầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Tiền Giang.
Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả
nước, với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.
Với ưu thế về hệ thống sông ngòi và các cửa biển mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của tỉnh Tiền Giang với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào, một bộ phận lao động có kỹ năng khá, tiếp cận với sản xuất hàng hoá, sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ
tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về lao động.
2.1.2.2 Hạn chế:
Nền kinh tế Tiền Giang có tốc độ tăng trưởng khá nhưng phát triển chưa ổn
định. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh kém.
Nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, trong khi một bộ phận lãnh thổ
thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ, các huyện vùng ven biển thường bị
nước biển xâm nhập, kết hợp với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm còn nhiều biến
động làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển.
Công nghiệp còn nhỏ và phân tán, công nghệ lạc hậu, thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng vẫn còn đang ở tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ.
Mật độ dân số cao (đứng đầu so với với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long), mức gia tăng dân số hàng năm còn khá lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp là sức ép đối với nền kinh tế của tỉnh về khả năng tạo việc làm, tăng năng suất và tích luỹđầu tư .
Do đặc điểm địa lý và kết cấu hạ tầng ở Tiền Giang, các doanh nghiệp được hình thành và hoạt động phân bố rộng khắp cả tỉnh phù hợp với địa bàn, địa lý từng vùng, từng khu vực trong tỉnh.
- Các huyện phía Đông gắn liền với bờ biển là các doanh nghiệp chuyên về đánh bắt thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất, dịch vụ chủ yếu phục vụ cho thuỷ sản như: sản xuất nước đá, xăng dầu,
đóng tàu, kinh doanh gỗ, ngư cụ...
- Các huyện phía Tây là vựa lúa của tỉnh, đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp: lúa, cây ăn quả... và là nơi giao thương nối liền thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chính vì vậy, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực đã ra đời tập trung dọc Sông Tiền, Quốc lộ 1A (khu vực xã Bà
Đắc, Cầu Xéo, Bình đức, Song Thuận...). Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh lương thực là các doanh nghiệp hoạt động vận tải, xăng dầu, nông cụ, xây dựng, vật liệu xây dựng,...
- Thành phố Mỹ Tho (Đô thị loại 1) là trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của tỉnh Tiền Giang. Nơi đây tập trung các doanh nghiệp phục vụ cho đời sống kinh tế, văn hoá của cả tỉnh. Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều ngành hàng như: thương mại, dịch vụ, vận tải, xây dựng, may mặc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,...Các văn phòng và chi nhánh doanh nghiệp ngoài tỉnh phần lớn
đều tập trung tại đây.
- Khu công nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương, Cụm công nghiệp Trung An, Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, Khu công nghiệp Long Giang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng với các nhà đầu tư trong nước tạo nên sự
sôi động cho nền kinh tế Tiền Giang. Cảng cá Mỹ Tho là nơi tàu đánh cá các tỉnh về đây để trung chuyển hàng thuỷ hải sản về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ.
- Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng, vận tải, thương mại – dịch vụ hoạt động rộng khắp trong tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả
tỉnh.
Các doanh nghiệp ở Tiền Giang hình thành phân bố rộng khắp trong cả tỉnh với nhiều loại hình doanh nghiệp, ngành hàng đa dạng, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên yêu cầu quản lý thuế
phải có phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề.
2.2 Tổng quan về Cục Thuế tỉnh Tiền Giang 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển