Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 80 - 85)

Đặc điểm nổi bật trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam là cơ quan thuế

chịu sự song trùng lãnh đạo của cơ quan thuế cấp trên và chính quyền địa phương. Vì vậy, công tác quản lý thuế phải được đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng và chính quyền các cấp, phải được sự đồng tình và phối hợp hoạt động của các ban ngành liên quan. Xuất phát từ yêu cầu trên, để công tác quản lý thuế đạt được kết quả tốt, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp cần phải đưa nhiệm vụ thu thuế

vào nghị quyết chương trình kế hoạch hàng năm của từng cấp, trực tiếp chỉ đạo công tác thu thuế và chỉđạo công tác phối hợp với các ban ngành cùng với cơ quan thuế thực hiện tốt công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn. Cụ thể:

Cần tăng cường phối hợp cơ quan Nhà nước, chứ không thể phó mặc mình cơ quan thuế, như chính quyền địa phương, quản lý thị trường, hải quan, quản lý giám sát đầu tư.

Xem xét bổ sung chức năng cho ngành thuế tạo điều kiện thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra hạn chế thu thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế

Thực tiễn nước ta cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi; hành vi vi

phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một đơn vị, cá nhân mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân, ở các địa phương trong phạm vi một nước; các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu như cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào NSNN, đảm bảo chống thất thu NSNN có hiệu quả

cao; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Do cơ quan thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế

toán tài chính, nắm giữ các thông tin về NNT, nên trao quyền điều tra, để khởi tố

các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế là cần thiết, để đảm bảo đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, căn cứ theo các chỉ tiêu nghiên cứu, những tồn tại, bất cập và các tác động ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã nêu ở chương 2, luận văn đề xuất giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu những biện pháp hạn chế thất thu thuế TNDN nêu trên thì cần phải chú trọng trong công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ

cho công chức thuế, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức thuế trong thực thi công vụ, bố trí sắp xếp công việc phải hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn và số lượng công chức phải phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của từng phòng ban, từ đó công việc triển khai sẽ đạt hiệu quả, đặc biệt là trong việc hạn chế thất thu thuế TNDN.

Luận văn đạt được một số kết quả trong nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, hệ thống các quy định về thu thuế, hạn chế thất thu thuế, sự cần thiết của hạn chế thất thu thuế, ảnh hưởng của thất thu thuế, đánh giá được những

ưu điểm và kết quảđã đạt được trong công tác hạn chế thất thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng.

Thứ hai, đánh giá được những tồn tại và hạn chế trong công tác hạn chế

thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang nói riêng.

Thứ ba, qua kết quả nghiên cứu thực tiễn công tác chống thất thu thuế

TNDN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, học viên đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp hạn chế thất thu thuếđối với các DN trong thời gian tới.

Thứ tư, thông qua việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế thất thu thuế

TNDN học viên đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của chính sách thuế để thuận lợi cho việc thực hiện các quy định pháp luật thuế của NNT, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN, hạn chế được các hành vi kê khai gian lận, trốn thuế của doanh nghiệp.

Các giải pháp hạn chế thất thu thuế TNDN được nêu trong luận văn hy vọng sẽ góp phần hạn chế việc thất thu thuế trong những năm tiếp theo của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang một cách hiệu quả hơn, tạo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ

thuế. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp tỉnh Tiền Giang thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước./.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO A.Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 quy định về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11; Luật 21/2012/QH13 sửa

đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ- CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

3. Bộ Tài Chính (2016), Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016, Phê duyệt Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

4. Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách (từ năm 2016-2018).

5. Chính phủ (2009), Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg ngày 22/01/2009 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. 6. Chính phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2017 về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 21/02/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ

sung một sốđiều của các Nghịđịnh về thuế.

8. Cục Thuế tỉnh Tiền Giang (2016), Thông báo số 552/TB-CT về việc phân công theo dõi, chỉ đạo và phụ trách các lĩnh vực công tác của lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

9. Cục Thuế tỉnh Tiền Giang (2017), Kế hoạch số 1599/KH-CT về cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016-2020.

10. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính – tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang (2015), Nghị quyết số 117/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 05 năm 2016-2020.

12. Nguyễn Ngọc Hùng (2012), Giáo trình quản lý thuế, Nhà xuất bản Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

14. Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008.

15. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013.

16. Quốc hội (2014), Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Luật thuế.

17. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015. 18. Trường Nghiệp vụ Thuế (2018), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế.

19. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 về việc quy

định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế.

20. Tổng cục Thuế (2016), Công văn số 6039/TCT-CC ngày 27/12/2016 về việc tổ

chức triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016-2020.

B. Tài liệu điện tử:

22. Trang thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=42

23. Trang thông tin điện tử Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, http://tiengiang.gdt.gov.vn

24. Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang,

http://tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1231/111487/So-lieu-thong-ke/Tinh-hinh- kinh-te---xa-hoi-tinh-Tien-Giang-nam-2017.aspx

C. Phần mềm ứng dụng của ngành Thuế

25. Ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS). 26. Ứng dụng Thanh tra, kiểm tra (TTR).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)