Kinh nghiệm hạn chế thất thu thuế của một số Cục Thuế khác và bài học kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 39)

kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

1.5.1 Hạn chế thất thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre

Tăng cường kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào việc kiểm tra và phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm để nhắc nhở đối với những trường hợp các daonh nghiệp tính thuế không đủ, không đúng, dây dưa nợ thuế; hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế

tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế.

Qua tìm hiểu và khảo sát tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre cho thấy, công tác chống thất thu thuế nói chung đã được cơ quan Thuế chú trọng và đạt được những kết quả

nhất định. Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, thực tế đòi hỏi phải làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra thuếđối với các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, một số giải pháp cần được xem xét thực hiện gồm:

Thứ nhất,về hoàn thiện chính sách: Để công tác thanh tra, kiểm tra thuếđối với các DN đạt hiệu quả cao cần có một hệ thống pháp luật thuế hoàn thiện, đó là cơ

sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra, kiểm tra. Cần khắc phục được những bất cập của chính sách thuế như:

- Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế.

- Đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích

đầu tưđối với lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, xã hội hóa, đảm bảo,

đảm bảo ưu đãi theo vùng miền để đảm bảo hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền.

- Hoàn thiện Luật Quản lý thuế, Luật quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp, bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan Thuế. Hiện nay, cơ quan Thuế chỉ có chức năng thanh tra các vụ việc và nếu nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ

quan điều tra chuyên trách. Trong nhiều trường hợp, hoạt động này không đủ sức ngăn chặn, xử lý và răn đe vi phạm.

Mặt khác, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế ngày càng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi nên việc bổ sung quy định cơ quan Thuế là cơ

quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, kinh nghiệm của các nước cho thấy cơ quan Thuếđều được giao thẩm quyền điều tra. Cùng với đó, việc giao cho cơ quan Thuế này thẩm quyền điều tra ban đầu góp phần giảm tải ở các cơ

quan điều tra chuyên trách.

Thứ hai, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt: đây là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuếđối với các DN của cơ quan Thuế.

Để thực hiện được giải pháp này, hệ thống dịch vụ ngân hàng cần cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng các dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức thanh toán, tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho người sử dụng.

1.5.2 Hạn chế thất thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Long An

Tăng cường thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp, tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao; các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua đường biên giới đất liền; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp có phát sinh thuế nhà thầu, các hoạt động chuyển nhượng vốn; cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác báo cáo tài chính năm vào ứng dụng quản lý thuế để phục vụ công tác đánh giá, phân tích rủi ro; tổ chức đôn đốc

thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh, các khoản phải thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vào NSNN.

Ngoài ra, để giảm số nợ đọng thuế, Cục thuế tỉnh Long An cũng đã có kế

hoạch giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho các chi cục thuế; thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp; thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ đến từng phòng, từng đội thuế, từng công chức quản lý chi tiết nhiệm vụ cho từng tháng, quý và cả

năm. Đồng thời đẩy mạnh việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp nợ thuế dây dưa kéo dài theo quy định của Luật Quản lý thuế; thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, phấn đấu tổng số nợ thuế đến thời điểm 31/12/2018 không vượt quá 5% tổng thu ngân sách năm 2018.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Một số hạn chế cần khắc phục: Theo phương hướng chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, năm 2018 Cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hỗ

trợ, tháo gỡ khó khăn, nhằm tạo điều kiện tối đa cho NNT phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn không ít NNT lợi dụng chính sách thông thoáng, hỗ trợ nêu trên để gian lận, khai thiếu thuế, trốn thuế. Hành động này có chiều hướng gia tăng và hành vi ngày càng tinh vi, phức tạp. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Cục thuế tỉnh Tiền Giang, công tác thanh tra, kiểm tra năm 2018 cho thấy, một số hướng dẫn thực thi chính sách thuế còn chưa rõ ràng, điều này dẫn tới nhiều cách hiểu, có lúc chưa cập nhật kịp thời những thay đổi để áp dụng đúng các quy định của pháp luật; chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp cố tình không cung cấp tài liệu, hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra, cố tình trì hoãn việc ký biên bản ghi nhận số

liệu, biên bản thanh, kiểm tra.

Một số kinh nghiệm: Mức độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của DN cũng là một yếu tố tác động ảnh hưởng tới chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Hơn nữa, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế tại DN, việc kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm trong kê khai nộp

thuế, các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những chính sách thuế mới đến DN, tăng cường đôn đốc DN thực hiện nộp các khoản nợ đọng vào NSNN, bao gồm nợđọng qua công tác thanh tra kiểm tra và nợ

phát sinh qua kê khai.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong công tác chống thất thu; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận trốn thuế, đặc biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, điều tra xác minh các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh nhưng còn nợ thuế… từđó làm tăng tính hiệu quả các giải pháp chống thất thu thuế, góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ

nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuếđối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tăng cường hạn chế thất thu thuế là rất cần thiết; vừa thu hồi được số thuế từ

các hành vi gian lận, trốn thuế của các doanh nghiệp, nâng cao tính tự giác tuân thủ

chấp hành chính sách pháp luật về thuế của các doanh nghiệp trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế; đảm bảo công bằng trong việc nộp thuế, vừa ổn định được nguồn thu thuế, đảm bảo cho việc chi tiêu của nhà nước, mặt khác góp phần công bằng xã hội trong thực hiện nộp thuế cho NSNN, đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

Trong chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc quản lý thuế. Luận văn đi sâu vào cơ sở lý thuyết của thuế TNDN: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp và những vấn đề chung về thất thu thuế TNDN.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng, căn cứ trên những cơ sở này, tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tác động đến hình thành và phát triển doanh nghiệp

Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 2.484,2 km2, nằm trong tọa độ 10500’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp

Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 kí-lô-mét.

Dân số trung bình của tỉnh Tiền Giang năm 2018 ước tính 1.751.841 người, bao gồm: dân số nam 859.279 người, chiếm 49% tổng dân số; dân số nữ 892.562 người, chiếm 50,9%. Dân số khu vực thành thị là 271.396 người, chiếm 15,5% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 1.480.445 người, chiếm 84,5%.

Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Mỹ Tho; thị

xã Gò Công, thị xã Cai Lậy; huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Tân Phước, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông, với 173 đơn vị hành chính cấp xã (144 xã, 22 phường, 7 thị

trấn). Trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời là điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, 30, 50, 60 và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, trong đó đoạn đến Trung Lương đã

đưa vào hoạt động và đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang triển khai xây dựng nối Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài hệ thống

đường bộ, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các Sông Tiền, sông Soài Rạp... nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 55.309 tỷ, tăng 7,4% so với năm 2017, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15% và khu vực dịch vụ tăng 6% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 5,7% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,7% so cùng kỳ. Mức đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng chung của tỉnh đều thấp hơn so cùng kỳ; Trong 7,4% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,1% (cùng kỳ

1,2%), khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,3% (cùng kỳ 4,5%), khu vực dịch vụđóng góp 1,7% (cùng 2,2%) và thuế là 0,3% (cùng kỳ 0,4%).

GRDP tính theo giá thực tếđạt 76.716 tỷđồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 đạt 43,8 triệu đồng/người/năm, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2017 (năm 2017 đạt 40,4 triệu đồng). Tính theo giá đô la Mỹ (USD), GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 1.925 USD/người/năm, tăng 117 USD so năm 2017 (năm 2017 đạt 1.808 USD/người/năm).

Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,6%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 28,6%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 32,8%, trong đó thuế sản phẩm là 3,6%. So với năm 2016 tỷ

trọng trong GRDP của khu vực nông lâm và thủy sản giảm 2,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,2%, khu vực dịch vụ tăng 0,3% và thuế sản phẩm tương

đương so cùng kỳ.

2.1.2 Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế tại tỉnh Tiền Giang

ảnh hưởng đến quản lý thuế

2.1.2.1 Lợi thế tỉnh Tiền Giang:

Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam là những thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợđầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Tiền Giang.

Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả

nước, với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Với ưu thế về hệ thống sông ngòi và các cửa biển mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của tỉnh Tiền Giang với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào, một bộ phận lao động có kỹ năng khá, tiếp cận với sản xuất hàng hoá, sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ

tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về lao động.

2.1.2.2 Hạn chế:

Nền kinh tế Tiền Giang có tốc độ tăng trưởng khá nhưng phát triển chưa ổn

định. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh kém.

Nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, trong khi một bộ phận lãnh thổ

thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ, các huyện vùng ven biển thường bị

nước biển xâm nhập, kết hợp với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm còn nhiều biến

động làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển.

Công nghiệp còn nhỏ và phân tán, công nghệ lạc hậu, thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng vẫn còn đang ở tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ.

Mật độ dân số cao (đứng đầu so với với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long), mức gia tăng dân số hàng năm còn khá lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp là sức ép đối với nền kinh tế của tỉnh về khả năng tạo việc làm, tăng năng suất và tích luỹđầu tư .

Do đặc điểm địa lý và kết cấu hạ tầng ở Tiền Giang, các doanh nghiệp được hình thành và hoạt động phân bố rộng khắp cả tỉnh phù hợp với địa bàn, địa lý từng vùng, từng khu vực trong tỉnh.

- Các huyện phía Đông gắn liền với bờ biển là các doanh nghiệp chuyên về đánh bắt thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp hoạt động

sản xuất, dịch vụ chủ yếu phục vụ cho thuỷ sản như: sản xuất nước đá, xăng dầu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 39)