Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 44)

2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tác động đến hình thành và phát triển doanh nghiệp

Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 2.484,2 km2, nằm trong tọa độ 10500’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp

Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 kí-lô-mét.

Dân số trung bình của tỉnh Tiền Giang năm 2018 ước tính 1.751.841 người, bao gồm: dân số nam 859.279 người, chiếm 49% tổng dân số; dân số nữ 892.562 người, chiếm 50,9%. Dân số khu vực thành thị là 271.396 người, chiếm 15,5% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 1.480.445 người, chiếm 84,5%.

Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Mỹ Tho; thị

xã Gò Công, thị xã Cai Lậy; huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Tân Phước, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông, với 173 đơn vị hành chính cấp xã (144 xã, 22 phường, 7 thị

trấn). Trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời là điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, 30, 50, 60 và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, trong đó đoạn đến Trung Lương đã

đưa vào hoạt động và đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang triển khai xây dựng nối Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài hệ thống

đường bộ, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các Sông Tiền, sông Soài Rạp... nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 55.309 tỷ, tăng 7,4% so với năm 2017, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15% và khu vực dịch vụ tăng 6% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 5,7% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,7% so cùng kỳ. Mức đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng chung của tỉnh đều thấp hơn so cùng kỳ; Trong 7,4% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,1% (cùng kỳ

1,2%), khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,3% (cùng kỳ 4,5%), khu vực dịch vụđóng góp 1,7% (cùng 2,2%) và thuế là 0,3% (cùng kỳ 0,4%).

GRDP tính theo giá thực tếđạt 76.716 tỷđồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 đạt 43,8 triệu đồng/người/năm, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2017 (năm 2017 đạt 40,4 triệu đồng). Tính theo giá đô la Mỹ (USD), GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 1.925 USD/người/năm, tăng 117 USD so năm 2017 (năm 2017 đạt 1.808 USD/người/năm).

Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,6%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 28,6%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 32,8%, trong đó thuế sản phẩm là 3,6%. So với năm 2016 tỷ

trọng trong GRDP của khu vực nông lâm và thủy sản giảm 2,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,2%, khu vực dịch vụ tăng 0,3% và thuế sản phẩm tương

đương so cùng kỳ.

2.1.2 Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế tại tỉnh Tiền Giang

ảnh hưởng đến quản lý thuế

2.1.2.1 Lợi thế tỉnh Tiền Giang:

Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam là những thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợđầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Tiền Giang.

Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả

nước, với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Với ưu thế về hệ thống sông ngòi và các cửa biển mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của tỉnh Tiền Giang với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào, một bộ phận lao động có kỹ năng khá, tiếp cận với sản xuất hàng hoá, sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ

tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về lao động.

2.1.2.2 Hạn chế:

Nền kinh tế Tiền Giang có tốc độ tăng trưởng khá nhưng phát triển chưa ổn

định. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh kém.

Nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, trong khi một bộ phận lãnh thổ

thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ, các huyện vùng ven biển thường bị

nước biển xâm nhập, kết hợp với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm còn nhiều biến

động làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển.

Công nghiệp còn nhỏ và phân tán, công nghệ lạc hậu, thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng vẫn còn đang ở tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ.

Mật độ dân số cao (đứng đầu so với với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long), mức gia tăng dân số hàng năm còn khá lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp là sức ép đối với nền kinh tế của tỉnh về khả năng tạo việc làm, tăng năng suất và tích luỹđầu tư .

Do đặc điểm địa lý và kết cấu hạ tầng ở Tiền Giang, các doanh nghiệp được hình thành và hoạt động phân bố rộng khắp cả tỉnh phù hợp với địa bàn, địa lý từng vùng, từng khu vực trong tỉnh.

- Các huyện phía Đông gắn liền với bờ biển là các doanh nghiệp chuyên về đánh bắt thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp hoạt động

sản xuất, dịch vụ chủ yếu phục vụ cho thuỷ sản như: sản xuất nước đá, xăng dầu,

đóng tàu, kinh doanh gỗ, ngư cụ...

- Các huyện phía Tây là vựa lúa của tỉnh, đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp: lúa, cây ăn quả... và là nơi giao thương nối liền thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chính vì vậy, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực đã ra đời tập trung dọc Sông Tiền, Quốc lộ 1A (khu vực xã Bà

Đắc, Cầu Xéo, Bình đức, Song Thuận...). Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh lương thực là các doanh nghiệp hoạt động vận tải, xăng dầu, nông cụ, xây dựng, vật liệu xây dựng,...

- Thành phố Mỹ Tho (Đô thị loại 1) là trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của tỉnh Tiền Giang. Nơi đây tập trung các doanh nghiệp phục vụ cho đời sống kinh tế, văn hoá của cả tỉnh. Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều ngành hàng như: thương mại, dịch vụ, vận tải, xây dựng, may mặc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,...Các văn phòng và chi nhánh doanh nghiệp ngoài tỉnh phần lớn

đều tập trung tại đây.

- Khu công nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương, Cụm công nghiệp Trung An, Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, Khu công nghiệp Long Giang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng với các nhà đầu tư trong nước tạo nên sự

sôi động cho nền kinh tế Tiền Giang. Cảng cá Mỹ Tho là nơi tàu đánh cá các tỉnh về đây để trung chuyển hàng thuỷ hải sản về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ.

- Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng, vận tải, thương mại – dịch vụ hoạt động rộng khắp trong tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả

tỉnh.

Các doanh nghiệp ở Tiền Giang hình thành phân bố rộng khắp trong cả tỉnh với nhiều loại hình doanh nghiệp, ngành hàng đa dạng, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên yêu cầu quản lý thuế

phải có phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề.

2.2 Tổng quan về Cục Thuế tỉnh Tiền Giang 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Cục Thuế tỉnh Tiền Giang được thành lập từ tháng 9 năm 1990, trên cơ sở sát nhập các tổ chức bộ máy thu Ngân sách nhà nước của tỉnh Tiền Giang gồm có: Chi Cục Thuế Công thương nghiệp - Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang - Phòng Thu quốc doanh của Sở Tài Chính. Ngày 01 tháng 7 năm 2007, Căn cứ quyết định số

49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng.

Cùng với sự phát triển của tỉnh, ngành Thuế Tiền Giang đã không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao. Hơn 25 năm qua đánh dấu một chặng đường xây dựng phát triển và trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế; Đồng thời ngành Thuế Tiền Giang còn được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành và đoàn thể trong tỉnh; cùng với sự nghiệp và vinh dự cao cả, trách nhiệm lớn lao, tập thể

cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Tiền Giang đã đoàn kết thống nhất, phát huy trí tuệ

và nội lực, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức xây dựng ngành lớn mạnh về mọi mặt. Ghi nhận sựđóng góp đó, năm 2003 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho Cục thuế tỉnh Tiền Giang và năm 2004 Tiền Giang được ghi danh vào "Câu lạc bộ 1.000 tỷ", đến năm 2015 với số thu là 3.450 tỷ đồng, tăng 60 lần so với năm 1990; thu thuế trên

địa bàn đủ chi thường xuyên của tỉnh và có đóng góp về trung ương (Kỷ yếu 25 năm ngành Thuế Tiền Giang, 2015).

2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Cục Thuế tỉnh Tiền Giang được tổ chức thành 11 phòng chuyên môn và 11 Chi Cục Thuế trực thuộc gồm có:

- Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

- Phòng Kê khai và kế toán thuế

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Phòng Thanh tra Kiểm tra thuế số 2 - Phòng Thanh tra Kiểm tra thuế số 3 - Phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế. - Phòng Kiểm tra nội bộ

- Phòng Tổ chức cán bộ

- Phòng công nghệ thông tin.

- Phòng quản lý hộ kinh doanh – cá nhân và thu khác. - Văn Phòng

- 11 Chi Cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho.

Về lãnh đạo Cục gồm có một Cục trưởng và hai Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng. Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế và trực tiếp chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Cục Thuế; hai Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụđược Cục trưởng phân công.

Sơđồ tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Tiền Giang

PHÒNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ PHÒNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ PHÒNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TUYÊN TRUYPHÒNG ỀN VÀ

HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ PHÒNG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ VĂN PHÒNG VĂN PHÒNG PHÒNG NGHIỆP VỤ - DỰ TOÁN – PHÁP CHẾ PHÒNG NGHIỆP VỤ - DỰ TOÁN – PHÁP CHẾ PHÒNG

KÊ KHAI VÀ KPHÒNG Ế TOÁN THUẾ

KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ

PHÒNG TỔ CHPHÒNG ỨC CÁN BỘ TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG KIỂM TRA NPHÒNG ỘI BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA

THUẾ SỐ 3 PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA

THUẾ SỐ 3

PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA

THUẾ SỐ 1 PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA

THUẾ SỐ 1 CỤC TRƯỞNG

CỤC TRƯỞNG

PHÒNG QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH – CÁ NHÂN &

THU KHÁC PHÒNG QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH – CÁ NHÂN &

THU KHÁC PHÓ CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CPHÓ CỤỤC TRC TRƯỞƯỞNG NG

PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA

THUẾ SỐ 2 PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA

THUẾ SỐ 2 CHI CỤC THUẾ CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ MỸ THO CHI CỤC THUẾ CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ MỸ THO

2.2.3 Kết quả hoạt động Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

Trong những năm qua, việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế có nhiều biến đổi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp theo đuổi, doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong kinh doanh thì việc vi phạm pháp luật thuế càng nhiều và gây thất thu thuế

càng lớn. Khi đó, công tác quản lý các doanh nghiệp của cơ quan Thuế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, Cục Thuế

tỉnh Tiền Giang luôn tranh thủ sựủng hộ của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự

phối hợp của các ngành có liên quan, cùng sự nỗ lực và phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, đặc biệt là chú trọng đến công tác chống thất thu thuế

TNDN. Vì vậy, các khoản thu do Cục Thuế quản lý luôn vượt dự toán thu và đạt mức thu cao hơn so với những năm trước. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Kết quả thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Dự toán Thhiệựn c Tỷ lệ % thực hiện so với dự toán Dự toán Thhiệựnc Tỷ lệ % thực hiện so với dự toán Dự toán Thực hiện Tỷ lệ % thực hiện so với dự toán Tổng thu NSNN 3.156.000 3.827.716 121,28 4.154.000 4.940.000 118,92 6.695.000 7.057.819 105,42 Nguồn thu từ thuế TNDN 2.219.000 2.391.322 107,77 2.615.000 3.070.000 117,40 3.387.100 3.324.047 98,14 -Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 917.000 1.291.484 140,84 1.480.000 1.955.000 132,09 1.959.900 2.168.270 110,63 -Thu từ doanh nghiệp nhà nước 370.000 340.558 92,04 285.000 215.000 75,44 319.900 197.238 61,66 -Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 932.000 759.280 81,47 850.000 900.000 105,88 1.107.300 958.539 86,57 Nguồn thu khác 937.000 1.436.394 153,30 1.539.000 1.870.000 121,51 3.307.900 3.733.772 112,87

Biểu đồ 2.1. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2016-2018 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn thu từ thuế TNDN năm 2016 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn thu từ thuế TNDN 

Nguồn thu khác  054%  014%  032% 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 44)