Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác chống thất thu thuế
TNDN là do:
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tự giác trong việc xuất hóa đơn, kê khai đúng doanh thu, chi phí thực tế trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà còn tìm mọi cách để giảm doanh thu, tăng chi phí trong khi đó Cục Thuế tỉnh Tiền Giang chưa có biện pháp hữu hiệu và lâu dài để doanh nghiệp chấp hành nghiêm chính sách thuế.
- Tình trạng nợ thuế ngày càng nhiều có xu hướng tăng lên qua các năm, nhất là nợ không có khả năng chiếm trong tổng nợ tương đối cao, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chếđang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh những ngành đặc thù không có tài sản hoặc tài sản mang tên cá nhân như
ngành dịch vụ, khách sạn, vận tải, xây dựng,…
- Công tác tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở việc đổi mới nội dung, chưa áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế thực sự sát với nhu cầu của người nộp thuế và từng nhóm người nộp thuế. Các hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, do đó cần phải có những biện pháp thích hợp với quy mô rộng hơn. Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng, số lượng tài liệu tuyên truyền còn ít, nội dung tuyên truyền chưa bao quát hết các chính sách thuế. Các cuộc hôi nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp với CQT còn rất ít. Do vậy chưa giải quyết được triệt để những thắc mắc của các doanh nghiệp về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Công tác thanh tra kiểm tra mặc dù được đẩy mạnh nhưng do số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra có hạn, số lượng doanh nghiệp phải quản lý nhiều nên chỉ
tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề, còn đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khác thì chưa có điều kiện để tiến hành thanh tra kiểm tra.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức ngành Thuế còn hạn chế
chưa đáp ứng được với những biến động đầy phức tạp của thị trường. Một số cán bộ
chưa thực sự nắm bắt được chính xác tình hình kinh doanh và mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
- Chính sách thuế không ổn định, chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi nên các doanh nghiệp thường dễ bị sai phạm.
- Công tác phối kết hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan như Ngân hàng, Công an, Quản lý thi trường đôi khi không được nhịp nhàng.
- Ý thức tự giác, tự nguyện của các doanh nghiệp trong việc chấp hành kê khai, nộp thuế mặc dù được nâng lên nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình tìm mọi cách để trốn thuế, tránh thuếđể giảm số thuế phải nộp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, Chương 2 đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng và tình hình công tác chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Từ việc điểm qua đặc điểm về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua; nhìn nhận tổng quan về
quá trình hình thành phát triển và cách thức tổ chức của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang,
để có cơ sở phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng việc thất thu thuế TNDN tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích tình hình chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang như: công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, kê khai và kế toán thuế, thanh kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế. Từđó đánh giá chung về những ưu điểm, khuyết điểm về công tác thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và rút ra những nguyên nhân, tồn tại và hạn chế của việc chống thất thu thuế
TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang; đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện công tác chống thất thu từ thuế TNDN trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG