8. Kết cấu khoá luận
1.3.4.1. Xác định các chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng
Chỉ tiêu đánh giá nhân lực được hiểu là vật quy chiếu được dùng để so sánh giữa kết quả tuyển dụng thực tế với kết quả hay mục tiêu mong muốn. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.
Chỉ tiêu định lượng
Nhóm các chỉ tiêu định lượng được dùng để đánh giá tuyển dụng nhân lực bao gồm: Chi phí cho từng kênh tuyển mộ, tổng số hồ sơ ứng tuyển trong đợt tuyển dụng, tỷ lệ hồ sơ đạt yêu cầu tuyển dụng, tỷ lệ trúng tuyển, tỷ lệ hội nhập thành công..Tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào các chức danh tuyển dụng khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng khác nhau hoặc phối kết hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng trên làm cơ sở để đánh giá tuyển dụng một cách khách quan và chính xác. Ngoài ta doanh nghiệp còn có thể áp dụng một
số chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng khách như: Tỷ lệ thi tuyển thành công, tỷ lệ phỏng vấn thành công, số lượt phỏng vấn cho các vị trí công việc trong khoảng thời gian nhất định.
Chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu định tính được sử dụng để đánh giá tuyển dụng nhân lực bao gồm: Sự phù hợp của nhân viên mới với văn hoá doanh nghiệp, mức độ hài lòng của ứng viên trong tuyển dụng, thái độ làm việc của nhân viên mới, sự gắn kết của nhân viên mới với doanh nghiệp.
- Sự phù hợp của nhân viên mới với văn hoá doanh nghiệp
Sự phù hợp của nhân viên mới với văn hoá doanh nghiệp được hiểu là sự nhất quán về mục tiêu tổ chức với mục tiêu cá nhân. Nếu nhân viên mới hiểu và thống nhất về mục tiêu tổ chức và mục tiêu cá nhân, chấp nhận các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ khiến họ hiểu về doanh nghiệp, tự hào về doanh nghiệp và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Để kiếm chứng sự phù hợp của nhân viên mới với văn hoá doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp đánh giá khác nhau như bảng hỏi hoặc thông qua phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm…
- Mức độ hài lòng của ứng viên trong tuyển dụng
Thể hiện thái độ thoả mãn của ứng viên trong công tác tuyển dụng hay trong những thông tin về doanh nghiệp và về công việc trước, trong và sau tuyển dụng. Cụ thể như, thông qua bảng hỏi, phỏng vấn hay thảo luận nhóm, doanh nghiệp có thể hỏi từng ứng viên những câu hỏi liên quan đến mức độ hài lòng của ứng viên về cách thức thu nhận hồ sơ, chất lượng bài trắc nghiệm, mức độ khó của các câu hỏi phỏng vấn, mức độ hài lòng về chương trình hội nhập hay thống kê số lần vắng mặt trong thời gian hội nhập, những phàn nàn về thời gian, địa điểm phỏng vấn…
- Thái độ làm việc của nhân viên mới
viên mới có thái độ tốt sẽ dễ dàng hội nhập với doanh nghiệp, vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc mới. Một số những biểu hiện cụ thể của thái độ làm việc bao gồm:
Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của nhân viên mới. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của nhân viên mới với nội quy, quy định, quy trình làm việc của doanh nghiệp.
Chủ động trong công việc: Nói lên mức độ làm chủ công việc của nhân viên mới.
Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp: Mỗi nhân viên mới cần nhận thức được là họ đang phải sống trong một tập thể; để hoàn thành tốt công việc mới mà họ được giao với hiệu quả cao nhất thì cần thiết phải biết học hỏi và hợp tác với các thành viên khác trong nhóm làm việc của mình.
Khả năng học hỏi và phát triển: Nhân viên mới cần phải ý thức được rằng muốn hoàn thành được tốt công việc thì cần phải học hỏi từ cấp trên, đồng nghiệp, phải biết vươn tới sự tiến bộ và hoàn thiện.
Động lực làm việc: thể hiện sự nhận thức và hành động của nhân viên mới với công việc được giao.
- Sự găn kết của nhân viên mới với doanh nghiệp
Nhân viên mới thể hiện sự yêu mến, nỗ lực hết mình với doanh nghiệp, hợp tác trong công việc; Điều này giúp đánh giá được khả năng hoà đồng, hội nhập của nhân viên mới với doanh nghiệp.