8. Kết cấu khoá luận
3.2.4. Thực hiện tốt đánh giá công tác sau tuyển dụng
Công tác đánh giá sau tuyển dụng là nhìn lại toàn bộ quá trình tuyển dụng để ghi nhận những gì đã làm tốt và những gì còn hạn chế để từ đó đưa ra phương pháp khắc phục. Có thể nói đây là công tác có vai trò có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ góp phần hoàn thiện quy trình quy trình tuyển dụng mà còn góp phần đưa công tác tuyển dụng nhân lực của công ty trở nên chuyên nghiệp hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt như hiện nay. Vì vậy cần hoàn thiện hơn các tiêu chí đánh giá sau tuyển dụng để từ đó làm căn cứ xác định hiệu quả tuyển dụng một cách chính xác và đưa ra giải pháp cho những lần tuyển dụng tiếp theo. Ngoài những tiêu chí công ty đã thực hiện thì cần bổ sung một số những tiêu chí khác như:
- Đánh giá trong giai đoạn lựa chọn: Tỷ lệ sàng lọc ứng viên qua mỗi bước; Chất lượng ứng viên; Thông tin về tổ chức mà ứng viên có được sau
tham gia sàng lọc; Đánh giá của ứng viên về sự chuyên nghiệp của công tác tuyển dụng...
- Kết quả thực hiện công việc của người lao động mới được tuyển: Số sáng kiến trong công việc của nhân viên mới vi phạm quy trình thao tác, vi phạm kỷ luật lao động...
- Tỉ lệ đào tạo lại (Số người phải đào tạo lại sau tuyển dụng so với số người được tuyển). Nếu tỷ lệ này thấp phản ánh hiệu quả của công tác tuyển dụng, tuyển dụng đã chọn đúng người, đúng trình độ. Nếu tỷ lệ này cao, tức là tổ chức phải đào tạo lại trước khi cho làm việc với số LĐ lớn. Điều đó chứng tỏ do phương pháp lựa chọn không hợp lý, chỉ tiêu đưa ra đánh giá không phù hợp với tiêu chuẩn người LĐ đang cần chọn, hoặc cũng có thể chưa làm tốt các nguyên tắc tuyển dụng, trình độ của cán bộ tuyển dụng còn hạn chế. Vì vậy, khi tiến hành sàng lọc, tổ chức cần lưu ý những điều trên để chất lượng tuyển dụng được hiệu quả hơn.