Đo lường kết quả tuyển dụng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH gỗ trần hưng thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

8. Kết cấu khoá luận

1.3.4.2. Đo lường kết quả tuyển dụng

Theo giáo trình Tuyển dụng nhân lực (2014), nhà xuất bản Thống kê Hà Nội của TS.Mai Thanh Lan [trang 208-226]

Định nghĩa: Là việc so sánh kết quả tuyển dụng với các chỉ tiêu đã đặt ra để phát hiện những sai lệch. Các phương pháp đo lường kết quả tuyển dụng bao gồm:

- Phương pháp so sánh với mức chuẩn của ngành

Mức chuẩn của ngành ở đây có thể được hiểu là mức trung bình của doanh nghiệp hoặc của ngành hoặc là mức độ đạt được của doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trong ngành.

Ví dụ, các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin hiện nay chấp nhận tỷ lệ trúng tuyển là 1/5 cho đối tượng lập trình viên có nghĩa là trong 5 hồ sơ ứng tuyển vị trí lập trình viên thì doanh nghiệp tuyển được 1 hồ sơ là chấp nhận được.

Tuy nhiên, khi áp dụng tỷ lệ này cần xem xét kết hợp với những chỉ tiêu khác để có được kết quả chính xác và toàn diện hơn.

- Phương pháp sử dụng tài liệu văn bản

Để đo lường kết quả tuyển dụng nhân lực, cán bộ tuyển dụng có thể sử dụng những tài liệu văn bản như: Các biên bản họp xét tuyển cán bộ, báo cáo của các bộ phận phòng ban, báo chí, ảnh, phần mềm, bang video, ghi chép cá nhân, nhật ký công việc, thư từ…Việc sử dụng các văn bản trên giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán các chỉ tiêu định lượng cũng như đơn giản hoá các chỉ tiêu định tính.

- Phương pháp quan sát các dữ kiện

Là việc cán bộ tuyển dụng thu thập thông tin đánh giá tuyển dụng nhân lực dựa trên việc quan sát dữ kiện. Khi quan sát, cán bộ tuyển dụng có thể ghi nhận thông tin khi thông tin đang bộc lộ hoặc xem xét các sự kiện khác thường của sự kiện.

- Phương pháp sử dụng bảng hỏi

Là việc sử dụng các bảng câu hỏi được thiết kế sẵn (phiếu điều tra) để phân phát cho đối tượng được hỏi điền vào các câu trả lời. Đối tượng phát phiếu hỏi là những ứng viên tham gia ứng tuyển và (hoặc) nhân viên mới; Các thông tin có được từ bảng hỏi thường là mức độ hài lòng với công tác tuyển dụng, động cơ ứng tuyển của ứng viên, động cơ làm việc của nhân viên

mới..Vì vậy, phương pháp sử dụng bảng hỏi thường được thiết kế để phục vụ việc thu thập dữ liệu cho các chỉ tiêu đánh giá định tính. Để việc thu thập thông tin qua bảng câu hỏi có hiệu quả cần thiết kế các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời và có thể trả lời ngắn gọn.

- Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này sẽ giúp làm rõ hơn những dữ liệu mà ở phương pháp bảng hỏi chưa khai thác được hết và vì vậy nó cũng được sử dụng để đo lường các chỉ tiêu định tính. Đối tượng được phỏng vấn thường là những ứng viên tham gia ứng tuyển, nhân viên mới, các cán bộ tham gia tuyển dụng của doanh nghiệp, trưởng các bộ phận…Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian làm việc với từng người và người bị phỏng vấn có thể cung cấp các thông tin sai lệch.

- Phương pháp thảo luận nhóm

Là việc cán bộ tuyển dung hướng dẫn các thành viên trong nhóm thảo luận về phải ứng hoặc cảm giác của họ về những vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng nhân lực và những vấn đề này thường tương đối nhạy cảm. Thường thì doanh nghiệp tiến hành thảo luận nhóm đối với những ứng viên ứng tuyển hoặc nhóm nhân viên mới để tìm hiểu về mức độ hài lòng của ứng viên, khả năng hoà nhập của ứng viên và thu thập những thông tin lịch sử. Vai trò của cán bộ tuyển dụng là hỗ trợ, ghi nhận câu trả lời, khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận tham gia. Với phương pháp này thì chi phí cao, tốn nhiều thời gian nên rất ít doanh nghiệp sử dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH gỗ trần hưng thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)