Đối với Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 78 - 83)

9. Kết cấu luận văn

3.3.3 Đối với Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Cần có những quy định bắt buộc tất cả các TCTD trong nước việc khai báo đầy đủ thông tin bao gồm thông tin người đi vay, báo cáo tài chính của khách hàng, số tiền vay, tình hình vay trả, tài sản đảm bảo…vào hệ thống thông tin tín dụng để hỗ trợ cho các NHTM trong việc phân tích, đánh giá, theo dõi khách hàng.

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức đối với các tổ chức tín dụng nhằm giám sát, ngăn ngừa và cảnh báo kịp thời các rủi ro tín dụng, nhất là đối với các tổ chức tín dụng có nợ xấu cao để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.3.3 Đối với Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việt Nam.

Trang bị, ứng dụng công nghệ trong quản lý tín dụng:

-Triển khai bảo mật hai lớp chương trình BDS bằng token cho những chi nhánh mới sáp nhập.

- Chuẩn hoá tập trung dữ liệu về tài sản bảo đảm, dư nợ để thích ứng với chương trình Crom mới.

Đào tạo nhân sự:

trong việc chủ động học tập, nghiên cứu các văn bản chế độ để vận dụng một cách đúng đắn và linh hoạt. Ban lãnh đạo phải thường xuyên nhắc nhở, giám sát công tác của cán bộ tín dụng vì nếu cán bộ tín dụng không đủ bản lĩnh sẽ rất dễ xảy ra rủi ro đạo đức, làm gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

- Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trong công việc được giao đối với từng cán bộ thông qua các kỳ thi đánh giá năng lực cán bộ do trường đào tạo cán bộ tổ chức hàng năm.

Cải tiến chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, các quy định về xếp hạng tín dụng:

Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tự động hóa: BIDV đã xây dựng được hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông tư 02 và thông tư 09 rất thành công. Việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tự động hóa nhằm giảm rủi ro trong quá trình quyết định cho vay, cụ thể :

+ Giảm rủi ro trong việc đánh giá chấm điểm khách hàng vì cán bộ tín dụng phải xử lý thông tin quá nhiều hoặc thiên vị cá nhân.

+ Giảm thời gian thẩm định khách hàng, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tín dụng.

Việc cập nhật, ban hành các văn bản về tín dụng:

Hiện nay, các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng quá nhiều, do đó BIDV khi ban hành các văn bản hướng dẫn phải đồng bộ, phù hợp với thực tế, có thời hạn sử dụng lâu dài, hạn chế việc chỉnh sửa, thay đổi liên tục. Thực tế cho thấy việc thay đổi, điều chỉnh văn bản tín dụng thường xuyên gây khó khăn cho cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật văn bản để có thể nắm vững toàn bộ chính sách, quy định, quy trình. Nếu không sẽ dễ xảy ra những vi phạm gây tổn thất cho ngân hàng.

Về sản phẩm tín dụng:

Không ngừng nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời phát triển sản phẩm dịch vụ mới đồng bộ hơn, tạo những nét riêng biệt so với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác, giữ vững vị thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Về chính sách khách hàng:

Việc phân nhóm khách hàng như hiện nay dựa trên số dư 3 tháng (tròn quý) là chưa hợp lý cần điều chỉnh thành 03 tháng liên tiếp không cần tròn quý.

Kỳ xác định khách hàng ưu tiên nên đổi hàng quý thành 03 tháng liền kề. Các chương trình, chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng theo từng thời kỳ phải có sự ổn định, tránh các biến động bất thường.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát và rủi ro không thể kiểm soát được. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế.

Vì vậy việc tìm kiếm và áp dụng phù hợp các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong quản lý rủi ro. Ngân hàng cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Từ thực tế trên, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong thực tế, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Mộc Hoá.

Luận văn còn hạn chế: (1) Chưa thực hiện khảo sát với từng khách hàng, cán bộ trong nội bộ ngân hàng liên quan đến hạn động tín dụng; (2) Chưa đi sâu phân tích nợ xấu theo từng tiêu chí: Ngành nghề; thời hạn, khách hàng, đảm bảo tiền vay..; (3) Chưa phân tích các chỉ tiêu định tính. Vì vậy, các hạn chế và nguyên nhân chưa đầy đủ, giải pháp chưa toàn diện.

Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm. Chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) và tập thể tác giả (2017), Giáo trình “Tài chính tiền tệ”, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) và tập thể tác giả (2016), Giáo trình “Quản lý kinh doanh ngân hàng II”, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Allan Willett (2015) trong sách “The Economic theory of risk and surance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951

4. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Sách dịch. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. Chương 14, chương 15, chương 16, chương 17 và chương 18.

5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định 1159/QĐ-HĐQT ngày 31 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành Chính sách phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

6. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), Nghị quyết số 5960/NQLT-BIDV ngày 27 tháng 08 năm 2016 về định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Quyết định 350/QĐ-BIDV ngày 14 tháng 03 năm 2017 về việc ban hành Quy chế cho vay.

8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, kế hoạch kinh doanh năm 2019.

9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa tỉnh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

ngày 18 tháng 03 năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2017), Quyết định 312/QĐ-NHNN ngày 14/03/2017 về việc đính chính Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng Long An– Chi nhánh tỉnh Long An, năm 2016, 2017, 2018.

15. Peter S. Rose (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Sách dịch. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

16. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng ”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; được sửa đổi, bổ sung 2017.

17. Quốc hội (2017), “ Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”, số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017.

18. Trần Huy Hoàng (2010),“Quản lý ngân hàng”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)