Từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 63 - 66)

9. Kết cấu luận văn

2.3.3.2 Từ phía ngân hàng

Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu xu hướng giảm, nhưng trích lập dự phòng chung tăng là do tăng dư nợ cho vay.

Nguyên nhân hệ số thu hồi nợ thấp là do: (1) Chi nhánh cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao gần 30% so với tổng dư nợ; (2) do tốc độ tăng doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ, thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.12 Doanh số cho vay và thu nợ tại chi nhánh Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 Tốc độ tăng (%) Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017

Doanh số thu nợ trong năm 263.330 298.734 334.245 13,44 11,89 Doanh số cho vay trong năm 1.179.409 1.483.193 1.721.064 25,76 16,04

Hệ số thu nợ (lần) 0,22 0,20 0,19

Nguồn: Tính từ số liệu bảng 2.7

Bên cạnh đó, còn do rủi ro từ tín dụng tiêu dùng:

-Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước, BIDV tiếp tục hạn chế cho vay bất động sản; xu hướng hiện nay là tập trung nhiều hơn vào tín dụng bán lẻ, trong đó một bộ phận đáng kể trong hoạt động tín dụng bán lẻ là tín dụng tiêu dùng. Không thể phủ nhận, tín dụng tiêu dùng có những mặt tích cực như: góp phần tăng trưởng tín dụng, kích thích tiêu dùng, tạo việc làm, từ đó góp phẩn tăng trưởng kinh tế, giảm tín dụng đen.

-Tuy vậy, cũng còn nhiều tồn tại, bất cập như: thông tin khách hàng thiếu minh bạch, tình trạng gian lận giả mạo thông tin để đi vay ngày càng phổ biến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi ra quyết định cho vay; một bộ phận không nhỏ tín dụng bất động sản ẩn dưới tín dụng tiêu dùng do đó tiền ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Nguyên nhân vòng quay tín dụng thấp tương tự như đối với hệ số thu nợ. Nguyên nhân của các nguyên nhân trên là do:

Chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, chưa xác định được thị trường mục tiêu, xác định được các ngành nghề trọng yếu phát triển tín dụng; chưa định hướng được danh mục cho để vay hạn chế rủi ro tín dụng..

Hệ thống công nghệ thông tin còn bất cập

- Hệ thống thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng.

- Các thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN cũng thường xuyên không được cập nhật đầy đủ.

Công tác kiểm tra giám sát nội bộ: Bộ phận kiểm soát nội bộ ở Chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc Chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong trường hợp rủi ro phát sinh, bộ phận kiểm tra nội bộ chưa mạnh dạn để báo cáo trực tiếp lên Hội sở chính. Báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, rủi ro tín dụng chưa được phản ảnh một cách trung thực.

Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH có một số hạn chế sau:

-Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa kiểm toán, độ tin cậy thấp.

-Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng: các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm.

-Ngoài ra, vì áp lực phải hoàn thành kế hoạch, các Chi nhánh có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng có lợi cho Chi nhánh.

- Mô hình và hoạt động của bộ máy quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả:

Mặc dù phòng quản lý rủi ro tín dụng có ý kiến thẩm định độc lập. Tuy nhiên vì vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng.

-Thẩm định phương án còn sơ sài:

Việc thẩm định phương án còn sơ sài, chưa hợp lý đối với loại hình kinh doanh, phương án vay vốn chưa phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, tính toán nhu cầu vốn chưa phù hợp, không phân tích kỹ năng lực của khách hàng, đầu vào đầu ra của phương án, nguồn thu nhập để trả nợ vay… mà chủ yếu quan tâm đến tài sản đảm bảo.

Chưa nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng, đặc biệt có trường hợp không thẩm định lại trước khi tái cấp vốn trong khi Khách hàng đã có bản án và không còn sản xuất kinh doanh.

Chưa bám sát được tình hình hoạt động thực tế của toàn bộ khách hàng, nên không nắm được tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy trong hồ sơ mặc dù có biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, nhưng nội dung kiểm tra không cập nhật được tình hình hoạt động, tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng.

Định kỳ chưa thực hiện kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng gặp khó khăn, nên chỉ đến khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới kiểm tra làm việc với khách hàng.

-Về tài sản đảm bảo:

Qua kiểm tra hồ sơ TS đảm bảo cho thấy cơ bản đã thực hiện theo quy trình, quy định, công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn phần lớn TS đảm bảo là Quyền sử dụng đất, là đất nông nghiệp, có giá lý khả mại thấp, nhưng thực hiện định giá theo giá thị trường (tài sản được định giá cao) nên khi có tranh chấp tại Tòa án, cơ quan Thi hành án thì khả năng thu hồi hết nợ gốc và lãi vay không cao (thậm chí có trường hợp thiếu để thu nợ gốc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)