Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 55)

9. Kết cấu luận văn

2.2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2.2.3.1 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Quản trị RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro.

Phát hiện rủi ro: Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể xảy ra rủi ro, việc sớm nhận biết rủi ro và có những biện pháp theo dõi, xử lý kịp thời tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất.

Chi nhánh Mộc Hóa phát hiện rủi ro trên cơ sở:

Nhận dạng rủi ro qua hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ

BIDV Mộc Hóa xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Hội sở chính, trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, có xác định trọng số phù hợp với đặc thù riêng có của mỗi ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp.

Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro, đồng thời phục vụ quản lý tín dụng tại chi nhánh phát hiện rủi ro.

Việc xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được chi nhánh thực hiện một năm 02 lần 15/05 và 15/10 theo các bước được quy định:

Nhận dạng rủi ro qua áp dụng mô hình 6C để phát hiện rủi ro tín dụng

Chi nhánh áp dụng mô hình 6C để phân tích, đánh giá và phát hiện rủi ro:

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; đối với khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như: Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ khách hàng khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng,…

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của mỗi quốc gia. Người vay phải có dầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; tiền từ bán thanh

lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,… Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

- Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

Bên cạnh đó, chi nhánh còn phát hiện sớm rủi ro thông qua cập nhật và cẩn trọng với hệ thống cảnh báo sớm rủi ro và hệ thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng MIS… Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD

Đo lường rủi ro tín dụng:

Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra.

Để đo lường RRTD, BIDV chi nhánh Mộc Hóa thông qua chi tiêu định tính và định lượng, các mô hình thích hợp do Hội sở quy định trong quy trình tín dụng, cụ thể trong bước phân tích và thẩm định tín dụng.

Quản lý và kiểm soát RRTD: Thực hiện quản lý và kiểm soát RRTD tại BIDV chi nhánh Mộc Hóa trên cơ sở tuân thủ quy định về chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị RRTD các giới hạn tín dụng để có biện pháp kịp thời ứng phó với rủi ro tín dụng hoặc né tránh hoặc chấp nhận trên cơ sở cân nhắc thận trọng….

Bên cạnh đó, nhà quản lý (trưởng, phó phòng trị tín dụng) hoặc bộ phận có trách nhiệm (quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ) kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ đã được phân công cho các cá nhân, bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng.

Đồng thời, thực hiện đánh giá, theo dõi rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng.

Mặt khác, kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ đối với từng khoản cấp tín dụng, danh mục các khoản cấp tín dụng bao gồm: Tần suất tối thiểu thực hiện kiểm soát từ xa và kiểm tra tại chỗ đối với khách hàng để thu thập thông tin phục vụ cho việc theo dõi rủi ro tín dụng;

Định kỳ, đánh giá và xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng của từng khoản cấp tín dụng và danh mục cấp tín dụng; kịp thời cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm.

Xử lý rủi ro tín dụng: Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong quy trình quản trị RRTD. BIDV chi nhánh Mộc Hóa thực hiện đúng quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo Thông tư 02/2013/NHNN, ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, ngày 18 tháng 03 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013” hoặc khai thác tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, hoặc phát mại tài sản…..

2.2.3.2 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Quản lý theo kế hoạch về hoạt động tín dụng do Hội sở giao năm 2018:

Bảng 2.11 Thực hiện kế hoạch dư nợ và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh năm 2018

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Thực hiện so kế hoạch

± ±… %

1. Dư nợ tín dụng 1.817.421,00 1.817.421,00 0 100

2. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,00 0,26 -0,74

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Mộc Hóa năm 2018

Ghi chú: Ký hiệu: ± là mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu và ký hiệu ± % là tốc độ tăng (+), giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu

Năm 2018, BIDV Mộc Hóa đã hoàn thành kế hoạch về dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu kế hoạch đặt ra 1%, nhưng thực tế chỉ 0,26%.

-Từng thành viên trong Ban giám đốc, Cán bộ chủ chốt phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện của phòng, tổ mình phụ trách.

-Phòng quản lý khách hàng đưa ra phương hướng, kế hoạch để giữ đà tăng dư nợ sao cho dư nợ ít bị ảnh hưởng nhất bởi mùa vụ: đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiểu thương, Cán bộ công nhân viên..

-Các phòng còn lại cần có kế hoạch bám sát số liệu ước thực hiện để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm.

-Từng Cán bộ nhân viên nâng cáo ý thức, thực hiện tốt các phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ của Chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng:

Sơ đồ 2.2 Mô hình hoạt động tín dụng của chi nhánh BIDV

Ban Quản lý rủi ro tín dụng tại Trụ sở chính: phê duyệt khoản tín dụng vượt thẩm quyền Giám Đốc Khối Trực thuộc Các Phòng giao dịch Khối QLKH Khối Tác nghiệp Phòng QLKH Khối QLRR Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng QLRR PGĐ.QLRR PGĐ.TN PGĐ.QLKH Q Ban QLRRTD Hội đồng TD cơ sở Chi Nhánh Hội sở chính

Hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh:

- Phê duyệt khoản tín dụng qua rủi ro vượt thẩm quyền cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh.

- Phê duyệt khoản tín dụng thuộc thẩm quyền cấp tín dụng của Giám đốc Chi nhánh nhưng Giám đốc Chi nhánh vắng.

- Phê duyệt phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. - Phê duyệt xếp hạng tín dụng

Giám đốc:

- Phê duyệt tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng nếu phó Giám đốc quản lý khách hàng đi vắng hoặc khoản tín dụng vượt thẩm quyền phó Giám đốc Quản lý khách hàng.

- Phê duyệt phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng đối với khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh hoặc vượt thẩm quyền của phó Giám đốc rủi ro (nếu hồ sơ qua rủi ro).

- Kiểm soát chất lượng tín dụng, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng

Phó Giám đốc Quản lý rủi ro: là phó Giám đốc Chi nhánh được Giám đốc Chi nhánh phân công phụ trách công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh.

- Phê duyệt đối với khoản tín dụng qua thẩm định rủi ro.

Phó Giám đốc quản lý khách hàng: là phó Giám đốc Chi nhánh được Giám đốc Chi nhánh phân công phụ trách Khối quản lý khách hàng.

- Phê duyệt tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng trong thẩm quyền.

- Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng đối với khoản tín dụng qua thẩm định rủi ro. - Xem xét, có ý kiến trước khi trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng. đối với khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh

Phó Giám đốc tác nghiệp: là phó Giám đốc Chi nhánh được Giám đốc Chi nhánh phân công phụ trách công tác tác nghiệp của Chi nhánh.

Phòng Quản lý rủi ro: rà soát, thẩm định đánh giá rủi ro đối với khoản tín dụng qua thẩm định rủi ro.

Phòng Quản lý khách hàng: là phòng quản lý Khách hàng tại chi nhánh/ Bộ phận quản lý khách hàng tại phòng Giao dịch của Chi nhánh.

- Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ;

- Phân tích, thẩm định tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng; kiểm tra, đề xuất giải ngân/phát hành bảo lãnh;

- Tiếp nhận, lập đề xuất điều chỉnh tín dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Tiếp nhận chứng từ trả nợ từ khách hàng/Lập giấy đề nghị thu nợ;

- Đầu mối giao trả tài sản đảm bảo, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo, soạn thảo thanh lý hợp đồng (nếu có)

Phòng Quản lý tín dụng:

- Kiểm tra tính đầy đủ, điều kiện tín dụng

- Nhập máy, giải ngân, phát hành bảo lãnh, lưu giữ hồ sơ

- Kiểm tra lại số nợ gốc, lãi, phí phải thu. Cài đặt thu nợ tự động

- Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu; cập nhật các thông tin vào hệ thống SIBS liên quan đến thanh lý hợp đồng; lưu trữ hồ sơ

Phòng Giao dịch khách hàng: Hạch toán kế toán, thanh toán. Hạch toán kế toán, thu nợ. Rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu.

Triển khai các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh:

Ban lãnh đạo BIDV Mộc Hoá đã triển khai kịp thời và đầy đủ các văn bản của *Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013.

ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

- Thông tư số 07/2016/TT-NHNN ngày 25/6/2016 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng.

*Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng của Hội sở BIDV, bao gồm:

- Quyết định 1159/QĐ-HĐQT ngày 31 tháng 12 năm 2018 của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Chính sách phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Quyết định 350/QĐ-BIDV ngày 14 tháng 03 năm 2017 của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay.

- Quyết định 1222/BIDV-QLTD ngày 14 tháng 03 năm 2017 của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế cho vay.

- Quyết định 1680/QĐ-BIDV ngày 03 tháng 06 năm 2016 của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế bảo lãnh đối với Khách hàng.

- Quyết định 4633/BIDV-QLTD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy trình cấp tín dụng đối với Khách hàng tổ chức.

- Quyết định 6959/QĐ-NHBL ngày 03 tháng 11 năm 2014 của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy định cấp tín dụng bán lẻ. - Quy định 2555/QĐ-TTDVKH ngày 16 tháng 05 năm 2014 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về sử dụng phân hệ tiền vay….

2.3 Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam– chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đầu tư và Phát triển Việt Nam– chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.

2.3.1 Những kết quả đạt được.

2.3.1.1 Tỷ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát.

Minh chứng tại bảng 2.5, cho thấy giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ nợ quá hạn (1,80%; 1,00%; 0,74%) và tỷ lệ nợ xấu (1,11%; 0,60%; 0,26%) trong tầm kiểm soát

dưới 2%, xu hướng giảm dần theo thời gian Nguyên nhân do:

- BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An đã nâng cao và tăng cường công tác thẩm định tín dụng luôn luôn được quan tâm và chú trọng thực hiện. Tại phòng Quản lý khách hàng việc tiếp nhận nhu cầu vay vốn và quản lý tín dụng đối với khách hàng được chia cho các Cán bộ khách hàng, mỗi Cán bộ sẽ phụ trách một địa bàn giúp cho việc quản lý tín dụng của khách hàng trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.

2.3.1.2 Giám sát, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kịp thời xử lý.

BIDV Mộc Hóa đã giám sát, kiểm soát đúng các quy định trong các văn bản pháp lý về cấp tín dụng của ngân hàng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng trong việc thực hiện việc giám sát, kiểm soát để giảm thiểu rủi ro đối với các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng.

2.3.1.3 Tích cực đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn theo quy định.

Phòng Quản lý khách hàng chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đúng hạn. Trong quá trình đôn đốc khách hàng trả nợ, phòng Quản lý khách hàng xem xét, đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đến hạn thì phải áp dụng ngay một trong các biện pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)