Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở long an (Trang 79)

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định như sau:

+ Nghiên cứu dựa trên sự khảo sát tại địa bàn tỉnh Long An và chưa có sự đối chiếu so sánh với các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh, thêm vào đó do bởi mỗi nơi có những đặc điểm tự nhiên, quan niệm và phong cách sống đặc thù mang tính địa phương do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và rất có thể các kết quả sẽ khác nhau nên cần có thêm các nghiên cứu để có thể so sánh hoàn thiện hơn.

+ Về cỡ mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ, phương pháp lấy mẫu phi xác suất vì vậy có thể dẫn đến sai số không kiểm soát được ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu.

+ Nghiên cứu này chỉ đề cập đến một kết quả đó là tác động từ văn hóa công ty của người lao động gắn kết với trách nghiệm đạo đức trong khi đó vẫn còn một vài kết quả khác chưa được xem xét đến.

5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những hạn chế trên, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo như sau:

+Thực hiện phạm vi nghiên cứu rộng rãi hơn tại các khu vực khác thì giá trị của nghiên cứu sẽ được nâng cao hơn.

+ Tăng kích thước mẫu nghiên cứu, có thể xác định cỡ mẫu thông qua lý thuyết xác suất và lấy mẫu nhiều lần để tăng độ chính xác cho các xử lý thống kê.

+ Phần nghiên cứu định lượng tác giả thực hiện phỏng vấn bằng cách gửi bảng câu hỏi kháo sát cho người lao động làm việc các công ty bảo hiểm ở Long An. Dù

đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng người tham gia trả lời phỏng vấn một cách qua loa, không trung thực. Đây chính là những hạn chế cũng như gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận chƣơng 5

Chương này sẽ trình bày những kết luận chính từ kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, hàm ý quản trị cũng như các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ đó giúp cho lãnh đạo ngành bảo hiểm tỉnh Long An cũng như các cấp, các ngành có liên quan ở địa phương sẽ xây dựng cho đơn vị mình loại hình văn hóa phù hợp nhằm nâng cao sự gắn kết đạo đức với công ty của nhân viên nói chung.

KẾT LUẬN CHUNG

Tóm lại, ngành bảo hiểm tại Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng. Việc tăng trưởng ra sao chỉ còn là vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Để tận dụng tốt cơ hội, doanh nghiệp bảo hiểm cần chú ý đến tác động của nhân tố văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên làm việc trong các công ty bảo hiểm nói chung và các công ty bảo hiểm ở Long An nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy có 04 nhân tố tác động của văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên làm việc trong các công ty bảo hiểm ở tỉnh Long An bao gồm: Làm việc nhóm, Phần thưởng và sự công nhận, Hiệu quả trong việc ra quyết định, Đào tạo và phát triển. Do đó, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm mục đích mong muốn qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa văn hóa công ty đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên, từ đó có thể định hướng xây dựng văn hóa chứa đựng nhiều giá trị tích cực nhằm tạo ra một môi trường làm việc giúp nhân viên trong tổ chức cảm thấy an tâm gắn bó và cam kết phát triển lâu dài cùng với doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Trịnh Thùy Anh và Phan Tường Vy (2016). Văn hóa doanh nghiệp, sự hài

lòng và cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm điện tử tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, số 28, trang 61-85.

2. Lê Thị Dung (2016). Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH một thành viên thương mại và xuất nhập khẩu VIETTEL. Luận văn thạc sĩ. Đại học lao động - xã hội, Hà Nội.

3. Trần Thị Thanh Dương (2018). Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số Công ty xây dựng trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. Đà Nẵng.

4. Đỗ Thụy Lan Hương (2008). Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở TP.HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM.

5. Đỗ Thị Phi Hoài (2009). Văn hóa doanh nghiệp. Học viện Tài Chính, Nhà xuất bản Tài Chính.

6. Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Đoan Trang (2015). Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động có trình độ từ đại học trở lên trong các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 38, trang 1-9.

7. Nguyễn Mạnh Quân (2006). Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. HàNội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Vũ Thị Phương Thảo (2017). Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ giảng viên trường Đại học FTP. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê.

Tài liệu Tiếng Anh

1. Allen, N.J., and Meyer, J.P (1990). The measure and antecedentsof affective continuuance, and normative commitment to the organizationt. Journal of Ocupational Psychology, 63: 1-18.

2. Recardo, R., & Jolly, J. (1997). Organizational Culture and Teams. S.A.M Advanced Management Journal.

3. Syed M. A. Et al, (2012). The Impact of Organizational Culture on the Organizational Commitment: A Study of Faculty Members of Private Sector Universities of Pakistan. Interdiscliplinary Journal of contemporary research in business, 5: 92-101.

4. Zahariah Mohd Zain , Razanita Ishak & Erlane K Ghani, (2009). The Influence of Corporate Culture on Organisational Commitment: A Study on a Malaysian Listed Company. European Journal of Economics, Finance and dministrative Sciences, Issue 172009).

PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

PHẦN 1: GIỚI THIỆU

Xin chào Anh/chị tôi là tên là Trịnh Thi Minh Thái là học viên cao học quản trị kinh doanh tại Trường Đại Học Kinh tế Công nghiệp Long An. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “ Tác động của văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở tỉnh Long An” cho luận văn cao học của mình. Để hoàn thành nghiên cứu này rất mong Anh/chị dành chút ít thời gian trao đổi một số suy nghĩ của Anh/chị và góp ý giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Những ý kiến của Anh/chị chỉ mang ý nghĩa cung cấp thông tin và được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Tôi cam kết thông tin Anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật.

Nội dung chính thảo luận:

Trong các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, Anh/chị thấy yếu tố nào tác động mạnh mẽ nhất đến sự gắn kết đạo đức với công ty bảo hiểm của bản thân Anh/chị?

Thời gian thảo luận dự kiến là 90 phút, chúc cho cuộc thảo luận của chúng ta thành công. Tôi xin giới thiệu chúng tôi là ……….

PHẦN 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN

A. Khám phá thang đo về đạo đức:

Trong các yếu tố văn hóa về mặt lý thuyết rất đa dạng, theo Anh/chị cảm thấy yếu tố nào tác động mạnh nhất đối với sự gắn kết đạo đức thực tế thể hiện như thế nào? Sau đây chúng tôi liệt kê một số những nhân tố, Anh/chị có thể chọn bằng cách đánh dấu x vào những nhân tố có tác động mạnh đến sự gắn kết đạo đức. Những nhân tố mà chúng tôi không liệt kê Anh/chị có thể bổ sung và giải thích rõ về nội hàm của nhân tố này.

1. Giao tiếp trong tổ chức 2. Đào tạo và phát triển

4. Hiệu quả trong việc ra quyết định 5. Chấp nhận rủi ro

6. Định hướng về kế hoạch tương lai

7. Làm việc nhóm

8. Sự công bằng nhất quan trong chính sách

Ngoài những nhân tố nêu trên, theo Anh/chị còn nhân tố nào mà Anh/chị cho rằng quan trọng có ảnh hưởng đến sự gắn kết đạo đức ?

Nhân tố bổ sung 1:………nội hàm………. ... ... Nhân tố bổ sung 2:………nội hàm…... ... .

B. Câu hỏi đánh giá thang đo văn hóa doanh nghiệp

Với những mục mà Anh/chị đã chọn và bổ sung trong mục A, Anh/chị có thể góp ý, bổ sung những phát biểu (nếu cần) cho các khái niệm sau đây:

Theo Anh/chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa? có cần điều chỉnh gì không? Anh/chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?

1. Giao tiếp trong tổ chức

Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên trong công ty đều được thông báo đầy đủ, rõ ràng.

Anh/chị có đủ thông tin để thực hiện công việc

Anh/chị nhận được sự hướng dẫn của cấp trên khi gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc

Sự giao tiếp giữa các bộ phận được khuyến khích trong công ty của anh/chị ………

2. Đào tạo và phát triển

Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu cầu của công việc Anh /chị được huấn luyện các kỹ năng công việc cần thiết để thực hiện tốt công việc

Anh/chị có nhiều cơ hội để phát triển nghieefp nghiệp trong công ty

.……….……….……….……….……….……….……….……….……….… ……

3. Phần thưởng và sự công nhận

Anh/chị nhận được sự phản hồi về việc thực hiện công việc từ cấp trên Khi thực hiện tốt công việc, Anh/chị nhận được lời khen ngợi và sự công nhận

Tiền thưởng mà Anh/chị nhận được tương xứng với kết quả đóng góp của Anh/chị vào công ty

Anh/chị hiểu rõ về các khoản tiền thưởng và phúc lợi trong công ty ………

4. Hiệu quả trong việc ra quyết định

Anh/chị hiểu rõ về các khoản tiền thưởng và phúc lợi trong công ty

Anh/chị được tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng của bộ phận dài hạn

Anh/chị được tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng của bộ phận dài hạn

Công ty của anh/chị thu thập nhiều nguồn thông tin và ý kiến phản hồi trước khi ra các quyết định quan trọng

………

5. Chấp nhận rủi ro

Anh/chị được khuyến khích học hỏi từ những sai lầm do bởi sự sáng tạo Công ty của Anh/chị đánh giá cao các ý tưởng mới của nhân viên

Anh/chị được khuyến khích thực hiện công việc theo một phương pháp khác so với những cách mà trước đây mọi người đã làm

Những cải tiến hiệu quả được thưởng bằng tiền hoặc bằng các hình thức khác ………

6. Định hướng về kế hoạch tương lai

Công ty của Anh/chị có chiến lược phát triển trong tương lai rõ ràng Anh/ chị được chia sẽ thông tin về các mục tiêu của công ty

Anh/ chị hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của công ty

Các nhà quản trị trong công ty luôn hoạch định trước những thay đổi có thể tác động đến kết quả kinh doanh

………

7. Làm việc nhóm

Anh/ chị thích làm việc với mọi người trong bộ phận của anh /chị

Nhân viên trong bộ phận của Anh/ chị sẵn sàng hợp tác với nhau và làm việc như một đội

Khi cần sự hỗ trợ Anh/ chị luôn nhận được sự hợp tác của các phòng ban bộ phận trong công ty

Làm việc nhóm được khuyến khích và thực hiện trong công ty của anh/ chị ………

8. Sự công bằng nhất quán trong chính sách

Các chính sách thăng tiến, khen thưởng trong công ty của Anh/ chị là công bằng

Không tồn tại sự thiên vị trong việc xét nâng lương hay thăng chức Tiền lương và phân phối thu nhập trong công ty là công bằng

Cấp quản lý của Anh/ chị luôn nhất quán khi thực thi các chính sách liên quan đến nhân viên

………

9. (Nhân tố bổ sung)………...

……… ………

C. Câu hỏi đánh giá thang đo sự gắn kết đạo đức

Anh/chị có thể góp ý, bổ sung những phát biểu (nếu cần) cho khái niệm sau đây:

Với thang đo sự gắn kết đạo đức, theo Anh/chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?

Gắn bó với tổ chức này vì tin rằng lòng trung thành và nghĩa vụ đạo đức là quan trọng

Dù có công việc nơi khác tốt hơn, nhưng không cảm thấy rằng, việc rời bỏ này là việc làm không đúng

Tin rằng mọi giá trị sẽ tốt hơn nếu mọi người làm việc trong tổ chức trong suốt sự nghiệp của mình

………

D. Thông tin ngƣời tham gia phỏng vấn

Danh sách các chuyên gia tham gia cuộc thảo luận nhóm

STT Họ và tên Đơn vị công tác

1 Bùi Văn Khá Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Long An

2 Huỳnh Thi Phương Hạnh Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Long An

3 Đỗ Trường Giang Công ty Bảo hiểm Bảo Long Long An

4 Huỳnh Văn Bảy Công ty Bảo hiểm Pjico Long An

PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT

PHẦN A: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Anh/chị vui lòng cho biết các thông tin cá nhân sau: 1.Giới tính: □ Nam □ Nữ

2.Tuổi: □ <26 □ 26-30 □ 31-35 □ 36-40 □ 41-45 □ 46-50 □ >50 3.Trình độ học vấn:

□ Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học □ Trên Đại học 4.Thâm niên công tác:

□ ≤ 1 năm □ > 1 -2 năm □ > 2- 5 năm □ > 5 - 10 năm □ > 10 năm

PHẦN B: TRẢ LỜI BẢNG CÂU HỎI

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị với các phát biểu dưới đây bằng cách khoanh tròn con số ứng với mức độ mà Anh/chị đồng ý với phát biểu đó, với quy ước như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Lƣu ý: Mỗi hàng tương ứng, chỉ chọn duy nhất một mức độ đồng ý trong 5 mức độ. Các Anh / chị có thể khoanh tròn vào mức độ đồng ý theo ý của mình.

Để có cơ sở thiết thực trong hoạt động rất mong quý Anh/chị dành ít thời gian và vui lòng điền thông tin vào bảng câu hỏi dưới đây:

I. CÁC NHÂN TỐ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

ST

T Các nhân tố Mức độ đồng ý Giao tiếp trong tổ chức

1 Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên

trong công ty đều được thông báo đầy đủ, rõ ràng

1 2 3 4 5

2 Anh/chị có đủ thông tin để thực hiện công việc 1 2 3 4 5

3 Anh/chị nhận được sự hướng dẫn của cấp trên khi gặp

khó khăn trong việc giải quyết công việc 1 2 3 4 5

4 Sự giao tiếp giữa các bộ phận được khuyến khích trong

công ty của anh/chị 1 2 3 4 5

5 Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu

cầu của công việc 1 2 3 4 5

6 Anh/chị được huấn luyện các kỹ năng công việc cần thiết để thực hiện tốt công việc 1 2 3 4 5 7 Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng

tiến trong công ty 1 2 3 4 5

8 Anh/chị có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở long an (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)