Sau khi nghiên cứu trên các tài liệu về ưu và nhược điểm các mô hình nghiên cứu lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp, qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia và qua phân tích của tác giả, mô hình nghiên cứu của hai tác giả Recardo và Jolly (1997) là mô hình phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tác động của văn hóa doanh nghiệp với sự cam kết gắn bó của nhân viên và đã có nhiều nhà nghiên cứu áp dụng mô hình Recardo và Jolly (1997) trong quá khứ lẫn thời điểm hiện tại nên tác giả đã chọn mô hình này. Mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả
H1+: Nhân tố giao tiếp trong tổ chức có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H2+: Nhân tố đào tạo và phát triển có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H3+: Nhân tố phần thưởng và sự công nhận có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H4+: Nhân tố hiệu quả trong việc ra quyết định có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H5+: Nhân tố đổi mới và chấp nhận rủi ro có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H6+: Nhân tố định hướng và kế hoạch trong tương lai có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H7+: Làm việc nhóm có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân
Đào tạo và phát triển Hiệu quả trong việc ra quyết định Sự công bằng nhất quán trong chính sách Làm việc nhóm Phần thưởng và sự công nhận Đổi mới và chấp nhận rủi ro Định hướng về kế hoạch tương lai Giao tiếp trong tổ chức Gắn kết đạo đức
viên trong công ty bảo hiểm ở Long An.
H8+: Nhân tố sự công bằng trong chính sách quản trị có tác động tích cực đến sự gắn kết đạo đức của nhân viêntrong công ty bảo hiểm ở Long An.
Kết luận chƣơng 2
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp cùng với các mô hình nghiên cứu tài liệu trong nước và ngoài nước, tác giả chọn lọc một số biến nghiên cứu để đưa vào mô hình nghiên cứu của mình. Tác giả kế thừa được tám khía cạnh văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến gắn kết gắn đạo đức của nhân viên bao gồm: (1) Giao tiếp trong tổ chức; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Hiệu quả việc ra quyết định; (5) Đổi mới và chấp nhận rủi ro; (6) Định hướng và kế hoạch trong tương lai;(7) Định hướng làm việc nhóm, (8) Công bằng trong chính sách quản trị, để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU