Các mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở long an (Trang 34 - 36)

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Dương năm 2018:

Theo Trần Thị Thanh Dương (2018) [3] với nghiên cứu “Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên tại một số Công ty xây dựng trên địa bàn TP. Đà Nẵng”. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứugồm 4 yếu tố ảnh hưởng văn hóa đến sự gắn bó của nhân viên công ty xây dựng Đà Nẵng bao gồm: (1) Đào tạo và phát triển; (2) Phần thưởng và sự công nhận; (3) Giao tiếp trong tổ chức; (4) Làm việc nhóm.

Tác giả đã đưa ra 22 biến quan sát để làm thang đo, đo lường sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 350 nhân viên làm việc toàn thời gian tại các vị trí khác nhau trong một số công ty xây dựng xây lắp tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 nhân tố thuộc văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đó là: (1) Đào tạo và phát triển; (2) Giao tiếp trong tổ chức; (3) Làm việc nhóm. Chính từ kết quả này mà các nhà quản trị có thể điều chỉnh các kế hoạch, chính sách của mình để thu hút sự gắn bó của người lao động. Từ việc giữ được nhân viên của mình dựa theo các yếu tố văn hóa tổ chức thì tổ chức mới phát triển các đặc điểm cũng như bản sắc văn hóa riêng biệt, thúc đẩy cũng như phát triển các hành vi, chuẩn mực tích cực củ các cấp nhân viên, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp, duy trì thu hút những lực lượng lao động có tay nghề vững, chuyên môn giỏi.

Đào tạo và phát triển Phần thưởng và sự công nhận Giao tiếp trong tổ chức Làm việc nhóm Sự gắn bó của nhân viên

Hình 2.3: Mô hình của nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại Đà Nẵng

(Nguồn: Trần Thị Thanh Dương, 2018)

Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Phương Thảo năm 2017:

Theo Vũ Thị Phương Thảo (2017) [8] với nghiên cứu “Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ giảng viên trường Đại học FTP”. Tác giả tiến hành khảo sát 225 cán bộ giảng viên trường đại học FTP. Tác giả dựa vào hai mô hình của Ricardo và Jolly 1997 và mô hình của Syed Muneer Ahmed Shah và cộng sự 2012 đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 9 khía cạnh: Giao tiếp trong tổ chức; Đào tạo và phát triển; Phần thưởng và sự công nhận; Hiệu quả trong việc ra quyết định; Đổi mới và chấp nhận rủi ro; Công bằng trong chính sách quản trị; Định hướng kế hoạch trong tương lai; Định hướng con người; Định hướng tập thể.

Sự cam kết gắn bó với tổ chức

Định hướng con người Đổi mới và chấp nhận rủi ro

Đào tạo và phát triển

Phần thưởng và sự công nhận

Công bằng trong chính sách quản trị

Định hướng kế hoạch tương lai Hiệu quả trong việc ra quyết

định

Định hướng tập thể

Hình 2.4: Mô hình của nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ giảng viên trường Đại học FTP

(Nguồn: Vũ Thị Phương Thảo, 2017)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố thuộc văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đó là: Giao tiếp trong tổ chức; Đào tạo và phát triển; Phần thưởng và sự công nhận Công bằng trong chính sách quản trị; Đổi mới và chấp nhận rủi ro;; Định hướng con người và ra quyết định hiệu quả; Định hướng tập thể và kế hoạch trong tương lai. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy cán bộ giảng viên trường đại học FPT đánh giá hai yếu tố chính có tương quan tới sự cam kết gắn bó với nhà trường bao gồm: định hướng con người và ra quyết định hiệu quả, giao tiếp trong tổ chức. Cả hai yếu tố đều có tác động tích cực lên sự cam kết gắn bó. Trong đó, yếu tố giao tiếp trong tổ chức có sự tác động mạnh hơn do có hệ số cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận thấy nhóm nhân viên trên 30 tuổi có sự cam kết lớn hơn nhóm nhân viên dưới 30 tuổi. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra những trao đổi đối với ban lãnh đạo trường đại học FTP nhằm cải thiện vấn để giao tiếp trong tổ chức, định hướng con người và ra quyết định hiệu quả để cải thiện sự cam kết gắn bó của các cán bộ giảng viên trong trường. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một vài trao đổi với ban lãnh đạo về việc có chính sách quan tâm hơn tới nhóm nhân viên trẻ dưới 30 tuổi để làm gia tăng sự cam kết của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa đến sự gắn kết đạo đức của nhân viên trong công ty bảo hiểm ở long an (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)