Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 28 - 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Dự báo rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa, giúp cho ngân hàng chủ động đưa ra những biện pháp ứng phó trước khi rủi ro xảy ra. Để dự báo RRTD, cán bộ tín dụng phải tiến hành thu thập và xử lý thông tin phòng ngừa từ hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của hệ thống hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Trung ương. Nội dung thông tin phải bao quát được các khía cạnh sau:

- Tình hình thị trường sản phẩm, dự báo biến động của giá cả, thị phần - Những lĩnh vực đang có sự biến động lớn ( thuận lợi, khó khăn) - Ảnh hưởng của thời tiết

- Xu thế sát nhập, giải thể.

Trên cơ sở các thông tin có sẵn và thông tin mà NHTM và cán bộ tín dụng có trách nhiệm thu thập bổ sung, NHTM phải lập ra các phương án xảy ra RRTD khác nhau, trong đó bao gồm cả các biện pháp xử lý khi RRTD xảy ra, phải xây dựng cả phương án xử lý chính và phương án xử lý dự phòng. Trong quá trình theo dõi các khoản tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật thông tin và điều chỉnh các phương án dự báo và biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với diễn biến thực tế.

1.2.2.1. Thẩm định dự án

Có thể nói rằng hiệu quả dự án mang lại là điều kiện cơ bản nhất để ngân hàng xem xét cho vay và là cơ sở đảm bảo để thu hồi nợ. Bởi vì, suy cho cùng hiệu quả sản xuất kinh doanh là nguồn gốc, là cơ sở để đảm bảo các yếu tố khác, nó là kết quả và là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, việc thẩm định dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cho vay và phòng ngừa RRTD của ngân hàng. Để làm tốt nghiệp vụ thẩm định, ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu các kiến thức về kỹ thuật- kinh tế- xã hội, có năng lực phán đoán xu hướng vận động của doanh nghiệp, của ngành và của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần có công nghệ thẩm định tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, có hệ thống thu thập và đánh giá thông tin đúng đắn, hiệu quả hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng.

1.2.2.2. Thẩm định khách hàng

Các NHTM không chỉ quan tâm đến hiệu quả của dự án vay vốn mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn. Đối với đối tượng vay vốn là cá nhân, ngân hàng phải xác định tư cách thể nhân, năng lực hành vi dân sự của người đi vay. Đối với khách hàng vay là các công ty, doanh nghiệp phải xác định tư cách pháp nhân; xác định người có đủ tư cách đại diện công ty thực hiện việc vay vốn.

Thẩm định khách hàng còn bao hàm cả nội dung thẩm định uy tín trong quan hệ với ngân hàng; thực hiện phân tích tài chính của khách hàng qua tình hình công nợ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hệ số an toàn về tài chính...

1.2.2.3. Nâng cao trình độ và đạo đức cán bộ ngân hàng

Trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng mang tính quyết định tới sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt động của NHTM, nhất là trong hoạt động tín dụng. Các quyết định tài trợ tín dụng đều phải có sự thẩm định mức độ rủi ro của dự án cho nên đòi hỏi cán bộ không những phải giỏi chuyên môn mà còn phải hiểu biết nhiều về các ngành, các lĩnh vực có liên quan đủ để có thể đánh giá đúng khả năng hoàn trả nợ ngân hàng của khách hàng.

Trình độ, năng lực cán bộ phải đi đôi với phẩm chất đạo đức của cán bộ. Nếu cán bộ ngân hàng mất phẩm chất thì sẽ có những quyết định vụ lợi, kết quả là gây thiệt hại cho ngân hàng. Muốn có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD, thì các NHTM phải có chính sách tuyển dụng người giỏi, phải có chương trình bồi dưỡng và tập huấn thường xuyên, phải bố trí cán bộ chuyên trách quản lý RRTD để họ có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm...

Bước này đòi hỏi cần có những đánh giá về những rủi ro được xác định có ảnh hưởng lớn hay nhỏ tới hoạt động của ngân hàng. Khi xác định được điều này ngân hàng cũng cần làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 28 - 30)