Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Long An và Ủy Ban Nhân dân Thị xã Kiến Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 78 - 82)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Long An và Ủy Ban Nhân dân Thị xã Kiến Tường

Ủy Ban Nhân dân Tỉnh các cấp có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản đối với các công trình do địa phương làm chủ đầu tư, kiên quyêt xử lý các trường hợp chưa có vốn đầu tư đã gọi thầu xây dựng, chậm thanh toán vốn cho đơn vị thi công khi công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cần kiên quyết loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, kiên quyết xử lý về trách nhiệm và tài sản đối với người đứng đầu doanh nghiệp về tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài mà không có những đề xuất để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá mà có các khoản nợ xấu tại các NHTM và tình hình tài chính không được công khai minh bạch, đề nghị Ủy Ban Nhân dân Tỉnh cho tiến hành kiểm toán nhà nước làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, điều hành đối với các cá nhân trong công ty và gắn trách nhiệm trả nợ vay cho ngân hàng với quá trình làm lành mạnh tình hình tài chính trước khi cổ phần hoá.

Đối với các khoản nợ đã có bản án, đề nghị Ủy Ban Nhân dân Tỉnh chỉ đạo cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế như phong toả tài khoản, kê biên tài sản đảm bảo nợ vay để thi hành án. Hiện nay, BIDV chi nhánh Mộc Hóa còn tồn đọng nhiều tài sản chưa thanh lý được do nhiều bản án đã tuyên, nhưng chưa được thi hành. UBND cần chỉ đạo sát sao nhằm nâng cao hiệu lực thi hành án, đảm bảo kỷ cương, tính nghiêm minh của luật pháp trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, luôn gắn liền với rủi ro. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của NHTM liên quan đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, xã hội, do vậy, những biến động rủi ro của nền kinh tế sẽ dẫn đến rủi ro cho các NHTM và ngược lại. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, chúng ta có thể nhận thức được RRTD, ngăn ngừa và hạn chế ở mức thấp nhất.

Trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, luận văn đã đạt được những kết quả sau: Luận văn đã hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong đó, đi sâu nghiên cứu RRTD; khái niệm, dấu hiệu nhận biết RRTD và hậu quả của RRTD đối với bản thân NHTM và đối với nền kinh tế, xã hôi. Nghiên cứu đã đánh giá toàn diện thực trạng và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng (hoạt động cho vay) tại BIDV chi nhánh Mộc Hóa. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân dẫn đến RRTD, tìm hiểu những giải pháp chi nhánh đang áp dụng để phòng ngừa và hạn chế RRTD, đánh giá cụ thể và khoa học những kết quả, tồn tại của các giải pháp chi nhánh đang áp dụng.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể với BIDV chi nhánh Mộc Hóa và các kiến nghị cơ bản đối với BIDV, Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Long An và Thị xã Kiến Tường nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh tế; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; xây dựng các qui trình có liên quan đến hoạt động cho vay; tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD tại chi nhánh BIDV chi nhánh Mộc Hóa. Trong các giải pháp đưa ra, giải pháp “Chiến lược con người” là bao trùm nhất, quan trọng nhất vì con người là yếu tố quyết định và liên quan đến các yếu tố khác, các giải pháp khác. Hay nói cách khác, dù RRTD được phân tích do các nguyên nhân khác nhau ngân hàng nói chung và cán bộ ngân hàng nói riêng vẫn phải chịu một phần của RRTD đó. Đội ngũ cán bộ phải nhanh chóng thích ứng yêu cầu quản lý trong môi trường hoạt động mới. Luôn tự rèn luyện nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn để sớm nhận biết những rủi ro khi hoạt động trong cơ chế thị trường.

Ngoài ra, giải pháp thành lập bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt trong qui trình cho vay là điều hết sức cần thiết. Thẩm định dự án, thẩm định khách hàng là những công việc đòi hỏi phải hết sức thận trọng. Bộ phận quản lý rủi ro với nhiệm vụ đặc thù sẽ soi rọi một cách kỹ lưỡng để phát hiện ra những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra mà bộ phận tín dụng và thẩm định không nhận biết.

Trong các kiến nghị với các cơ quan chức năng, kiến nghị hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật hết sức quan trọng bởi vì, môi trường pháp lý tác động tới hoạt động kinh doanh của tất cả các chủ thể kinh tế và các khâu trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt, có vai trò hết sức quan trọng trong xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi của các NHTM.

Quản lý RRTD là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn.Vì vậy, dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, song luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất cần nhận được những ý kiến đóng góp từ qúi Thầy/Cô; đồng nghiệp và những người thực sự quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD tại chi nhánh BIDV chi nhánh Mộc Hóa trong quá trình hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[5]. Phan Hoàng Lâm (2015), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ 5phần Sài Gòn Thương Tín”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Tài chính – Maketing, TP. Hồ Chí Minh.

[6]. Nguyễn Thùy Nga (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

[7]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng. [8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày

25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN. [9]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[12]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/08/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

[13]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Quyết định 1226/2014/QĐ-HĐQT ngày 30 tháng 05 năm 2014 về việc ban hành Chính sách phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. [14]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Nghị

quyết số 5960/NQLT-BIDV ngày 27 tháng 08 năm 2015 về định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

[15]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa, Tỉnh Long An. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018.

[16]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010. [17]. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung của luật các tổ chức tín

dụng số 17/2017/QH14 ngày 21/06/2017

[18]. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

[19]. Nguyễn Minh Tiến (2012). Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Thống Kê.

[20]. Nguyễn Quốc Toản (2015), "Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam". Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

[21]. Lê Minh Trung (2015), "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An". Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 78 - 82)